Theo đó, các nội dung được triển khai gồm đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của hội viên, phụ nữ và người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy. Phối hợp cùng các ban, ngành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy bằng các hình thức phù hợp tạo khí thế sôi nổi, nêu cao tinh thần đấu tranh đối với tội phạm ma túy. Phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, vi phạm ma túy để thay đổi nhận thức của cộng đồng, khắc phục tình trạng phân biệt đối xử, xa lánh người nghiện và người sau cai nghiện, tạo mọi điều kiện để người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Cùng với đó, đưa các nội dung tuyên truyền vào cuộc họp, sinh hoạt chi, tổ hội phụ nữ để tuyên truyền làm rõ tác hại nhiều mặt của ma túy. Đẩy mạnh cuộc vận động “Xây dựng gia đình, 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Vận động hội viên, phụ nữ và các tầng lớp nhân dân phát hiện, tố giác và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; vận động người nghiện ma túy tự giác cai nghiện và giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện. Hỗ trợ vốn, thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm… phòng, chống tái nghiện.
Các cơ sở Hội cần chú trọng công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động mô hình “Tự phòng, tự quản” trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tham gia cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người nghiện ma túy tại cộng đồng dân cư; vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú. Duy trì và nhân rộng các mô hình về tuyên truyền phòng, chống tội phạm ma túy, tệ nạn xã hội…
Qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, xây dựng mô hình sẽ góp phần thay đổi nhận thức, hành động của mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ và quần chúng nhân dân trong tham gia phòng ngừa, từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy trong cộng đồng. Từ đó tạo môi trường xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế – xã hội.