Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hiện chưa thay đổi lập trường.
Ngày 23/3, phát biểu sau cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Saudi Arabia, Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff bày tỏ lạc quan về triển vọng kết thúc cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Giới chức Ukraine và EU đã phản ứng thận trọng trước thông tin Nga chấp thuận đề xuất ngừng bắn cơ sở năng lượng tại Ukraine trong 30 ngày sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Truyền thông Anh ngày 16/3 đưa tin các nước châu Âu có kế hoạch triển khai hơn 10.000 binh sĩ trong lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine. Ngoài ra, hơn 35 nước cũng đã đồng ý cung cấp vũ khí, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và tình báo cho sứ mệnh này.
Sau khi Mỹ-Ukraine đàm phán ở Arab Saudi, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định lập trường của Moscow về xung đột Ukraine không đổi và không bị tác động bởi những sự kiện diễn ra bên ngoài nước Nga.
Khi quan hệ Mỹ - Nga ấm dần lên dưới thời chính quyền Trump, châu Âu rơi vào thế đơn độc trong nỗ lực gìn giữ hòa bình tại Ukraine. Thiếu sự hậu thuẫn từ Washington, liệu "lục địa già" có thể tự xoay sở?
Mỹ muốn Ukraine chứng minh thiện chí hòa bình, nhưng liệu Kiev có sẵn sàng nhượng bộ? Cuộc đàm phán tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia có thể là bước ngoặt quan trọng, khi Washington tạm dừng viện trợ và đặt Ukraine vào thế phải lựa chọn.
Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine không lâu sau cuộc đấu khẩu giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, một quan chức Nhà Trắng xác nhận.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson ngày 2/3 tuyên bố Tổng thống Ukraine “cần phải thức tỉnh và quay lại bàn đàm phán với lòng biết ơn hoặc một người khác cần phải đứng lên lãnh đạo đất nước".
Ngày 20/2, Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định Ukraine đã sẵn sàng làm việc nhanh chóng và không mệt mỏi để đạt được một thỏa thuận mạnh mẽ và hữu ích về đầu tư và an ninh với Mỹ.
Ngày 12/2, các cường quốc châu Âu bao gồm Anh, Pháp và Đức tuyên bố muốn được tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến tương lai của Ukraine.
Theo tuyên bố của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz trong một cuộc phỏng vấn với NBC, tuần này, Mỹ sẽ thảo luận về cách chấm dứt xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các đảm bảo an ninh sẽ do châu Âu chịu trách nhiệm.
Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về Ukraine và Nga cho biết sẽ cố gắng tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột Moscow-Kiev trong vòng 100 ngày đầu nhậm chức của ông Trump.
Mỹ dự kiến sẽ công bố khoản viện trợ quân sự trị giá 1,25 tỷ đô la cho Ukraine vào tuần tới, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden tăng cường hỗ trợ Kiev trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 20/1.