Theo dõi trên

Ứng dụng công nghệ xét nghiệm đất trong canh tác nông nghiệp

12/08/2024, 15:39

BTO-Sáng 12/8 tại TP. Phan Thiết, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận phối hợp với Ban đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương (Hội nông dân Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyên đề kỹ thuật về đất và dinh dưỡng cho cây trồng. Tham dự có Đoàn chuyên gia thuộc Công ty tư vấn về đất, nước và nông nghiệp Prins Hà Lan, các chuyên gia trong nước, đại diện Trung tâm khuyến nông tỉnh, Hội nông dân các huyện và xã triển khai thực hiện dự án.

Nội dung chính của hội thảo nhằm chia sẻ những thông tin liên quan tới dinh dưỡng cho cây trồng và lợi ích của xét nghiệm đất trong sản xuất. Theo đó, các chuyên gia trong nước và chuyên gia đến từ Hà Lan đã chia sẻ một số nghiên cứu về ứng dụng công nghệ quang phổ cận hồng ngoại trong khoa học nông nghiệp; xét nghiệm phân tích đất sử dụng công nghệ sáng tạo.

1c5e92a918bfbce1e5ae.jpg
Quang cảnh buổi hội thảo.

Đồng thời trình bày về cách thức sử dụng phân bón hiệu quả trong quản lý dinh dưỡng cho cây trồng... Trong đó nhấn mạnh, đất và dinh dưỡng cho cây trồng có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau, trên nền tảng đất trồng được phân tích, kiểm nghiệm là cơ sở để bổ sung các dưỡng chất cần thiết, hợp lý để cây trồng sinh trưởng tốt, giảm phát thải cacbon, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng trái cây xuất khẩu, gia tăng giá trị kinh tế.

92338dda07cca392fadd.jpg

Được biết, đây là nội dung thuộc Dự án Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì dự án và Tổ chức y tế Hà Lan –Việt Nam ( MCNV) cung cấp viện trợ. Trong đó Bình Thuận cùng với các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Bến Tre được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lựa chọn triển khai. Chương trình thực hiện từ tháng 12/2021 đến tháng 11/2024. Ngân sách dự án trên 4,1 tỷ đồng, gồm ngân sách do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quản lý, thực hiện trên 2 tỷ đồng và ngân sách do MCNV quản lý, thực hiện trên 2 tỷ đồng, tương đương 80.105 Euro.

57bc585dd24b76152f5a.jpg

Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện vị thế của nông dân sản xuất thanh long, xoài và bưởi tại một số tỉnh, thành của Việt Nam, dựa trên việc áp dụng các biện pháp, cách làm, công nghệ sáng tạo và bền vững, hướng đến thị trường cao cấp trong nước và quốc tế.

lua.jpg

Kết quả của dự án có ít nhất 600 nông dân được tăng cường kiến thức và kỹ thuật tiên tiến trong quản lý tưới tiêu, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, quản lý chất lượng đất. Ít nhất 4 mô hình trình diễn được xây dựng trong dự án. Trong thời gian qua, tại Bình Thuận đã triển khai các mô hình “sản xuất thanh long xanh, bền vững”; “sản xuất lúa thân thiện với môi trường” và “thâm canh cây sầu riêng theo hướng an toàn sinh học” hướng đến nâng cao chất lượng nông sản khi cạnh tranh trên thị trường, tạo cơ hội tốt cho xuất khẩu.

KIỀU HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Sản xuất phân bón giả là có tội với nông dân
Nỗi khổ của người nông dân ai cũng biết ngày nào cũng một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thậm chí do tính đặc thù của công việc, mà người nông dân phải “cày đồng” giữa nắng ban trưa đến tối mịt mới về tới nhà mong có được hạt lúa, hạt gạo, vừa có cái ăn cái mặc cho gia đình, vừa phục vụ cho xã hội.
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng công nghệ xét nghiệm đất trong canh tác nông nghiệp