Theo dõi trên

Vận động kết hôn trước 30 tuổi: "Đừng biến việc kết hôn muộn thành xu thế, là mốt"

21/11/2023, 16:00

Bác sĩ Mai Xuân Phương, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế), có một thực tế hiện nay nhiều người trẻ đang ngại kết hôn. Phụ nữ "lười, ngại và sợ" đẻ khá phổ biến.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác dân số, trong đó tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tiếp tục duy trì cho đến nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt, trong đó đáng lo ngại nhất là thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng.

1_4_0.jpg

Phụ nữ sinh con trước 30 tuổi sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa: KT)

Hiện, cả nước có 33 tỉnh, thành có mức sinh cao; 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, mức sinh của khu vực thành thị, toàn bộ các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ (trừ Bình Phước) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thực tế đều dưới mức sinh thay thế. Trong đó, có một số tỉnh, thành có mức sinh rất thấp là 1,48 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tại TP.HCM, có thời điểm mức sinh giảm xuống còn 1,2 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Các tỉnh mức sinh thấp có quy mô dân số là 37,9 triệu người, chiếm khoảng hơn 39% dân số cả nước. Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Theo chuyên gia dân số Mai Xuân Phương, nguyên nhân của việc chênh lệch mức sinh trước hết là do tình trạng di cư, thứ hai là do đặc tính, quan điểm về văn hóa vùng miền. “Chẳng hạn như cùng có điều kiện về kinh tế giống nhau nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh thì mức sinh rất thấp, trong khi đó ở Hà Nội mức sinh lại cao thì đó chính là bị tác động, ảnh hưởng một phần bởi văn hoá vùng miền”, ông Mai Xuân Phương dẫn chứng.

Ngoài ra điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới mức sinh. Và khi mức sinh không đồng đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nguồn nhân lực, chất lượng dân số.

Trong bối cảnh đó, để giải quyết tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền, rất nhiều giải pháp đã được đề xuất để điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030. Trong đó, việc vận động nam nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi, hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con được xem là chìa khoá để khuyến khích việc sinh đẻ tại các vùng có tỷ lệ sinh thấp.

Đồng tình với giải pháp vận động này, ông Mai Xuân Phương nhấn mạnh việc nam, nữ kết hôn và có con trước 30 tuổi sẽ góp phần thành công chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, đảm bảo bền vững đất nước về quyền con người.

“Nữ giới ở độ tuổi từ 20 - 34 tuổi, đây là thời kỳ người phụ nữ dễ mang thai trong điều kiện thuận lợi nhất. Họ sẽ không bị những bệnh mạn tính và hoàn toàn rất thuận lợi trong quá trình mang thai. Hơn nữa trong thời điểm này họ đã hội tụ đầy đủ các yếu tố về mặt nhận thức, thể chất, sức khỏe, kinh tế và đủ điều kiện để làm mẹ”, ông Phương phân tích.

Bên cạnh đó, cũng không thể không nói tới vai trò của những người nam giới. Ở độ tuổi 20 - 34, nam giới cũng hội tụ được tất cả yếu tố thuận lợi cho việc sinh con.

“Ở độ tuổi này có thể nói là thừa hưởng được tất cả những cái tinh túy nhất của của bố lẫn mẹ. Đa số mang thai, sinh con sẽ cho ra đời những đứa trẻ thông minh, ít xảy ra tai nạn sản khoa. Sau 30 tuổi đàn ông không tránh khỏi thay đổi về sinh lý. Phụ nữ cũng vậy việc sinh con gặp khó khăn, thậm chí nguy cơ vô sinh càng cao, xác xuất mang thai càng ngày càng thấp, dị tật bẩm sinh ngày càng lớn do trẻ em bị khuyết tật", ông Phương chia sẻ và nhấn mạnh kết hôn và đẻ con đầu lòng trước 30 tuổi và sau 5 năm thì đẻ con thứ hai trước 35 tuổi. Đây là một kết luận đã được đúc kết từ các nhà chuyên môn, các nhà khoa học và kể cả nhà quản lý. Bởi vậy việc vận động này là định hướng rất rõ ràng và đầy sức thuyết phục.

p.jpg

Chuyên gia dân số Mai Xuân Phương

Thực tế hiện nay, việc kết hôn muộn đã và đang trở thành xu hướng của nhiều bạn trẻ. Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình phát hành năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, “bức tranh” xu hướng kết hôn với nhiều biến động lớn trong 30 năm trở lại đây. Theo đó, độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới Việt Nam đã tăng từ 24,4 tuổi vào năm 1989 lên 27,9 tuổi vào năm 2020.

Với nhiều lý do như chưa chuẩn bị tâm lý, ngại đỗ vỡ, tài chính hạn chế khiến cho quan điểm của người trẻ về cách sống, định nghĩa về tình yêu, hôn nhân hiện đã có những thay đổi. Thay vì an cư rồi mới lạc nghiệp, người trẻ đầu tư cho bản thân nhiều hơn, có xu hướng né tránh hoặc trì hoãn việc kết hôn.

“Hiện nay không những phổ biến hiện tượng không muốn kết hôn hoặc kết hôn muộn mà các bạn trẻ còn có tâm lý ngại đẻ, sợ đẻ thậm chí còn tôn thờ chủ nghĩa độc thân, làm mẹ đơn thân”. Ông Phương cho rằng đây là xu hướng rất đáng lo ngại, không đáp ứng được quyền lợi và trách nhiệm của người trẻ đối với gia đình, đất nước.

Theo ông Phương, kết hôn muộn điều đầu tiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực của xã hội, vừa thiếu lại không đáp ứng về mặt chất lượng. Bởi những đứa bé sinh ra từ những người mẹ ngoài 30 tuổi thì thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ thai kỳ hơn.

Những hệ luỵ của việc nam nữ thanh niên kết hôn muộn đã thấy rõ. Tuy nhiên để việc vận động các bạn trẻ nhận thức đầy đủ và thực hiện trách nhiệm của mình thì các cấp chính quyền cần triển khai thống nhất - đồng bộ - triệt để, kết hợp với công tác tuyên truyền sâu rộng, công khai để người dân hiểu và nắm rõ. Tạo động lực để giới trẻ, các cặp vợ chồng tin tưởng, yên tâm thực hiện tốt việc kết hôn và sinh con sớm. Đồng thời, tăng cường giáo dục trong gia đình và nhà trường với trẻ vị thành niên, trang bị kiến thức, kỹ năng về sức khỏe sinh sản, lối sống lành mạnh, hạn chế thấp nhất tỷ lệ phá thai.

“Rất cần một đội ngũ truyền thông phải là chuyên gia để họ vừa có kiến thức vừa có kỹ năng để việc vận động đạt hiệu quả. Bên cạnh đó cũng rất cần các giải pháp khuyến khích động viên bằng vật chất để người dân từng bước thực hiện đúng như mong đợi đặt ra”. Chuyên gia dân số Mai Xuân Phương đề xuất và đồng thời cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần có một cuộc khảo sát đặc thù để cập nhật về quan điểm kết hôn và sinh con của giới trẻ cũng như những nguyên nhân khiến họ ngại vấn đề ấy. Để từ đó có thể đưa ra những sự điều chỉnh giải pháp phù hợp, có cơ sở khoa học.

H LAN (TỔNG HỢP)


(0) Bình luận
Bài liên quan
Ðề án 06 mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp
Năm 2023 được xác định là năm hành động, tạo lập, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, khai thác và sử dụng dữ liệu nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Sáu tháng đầu năm, Ðề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Ðề án 06) đã có nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng phát triển kinh tế- xã hội.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vận động kết hôn trước 30 tuổi: "Đừng biến việc kết hôn muộn thành xu thế, là mốt"