Theo dõi trên

Vùng đất giàu bản sắc văn hoá

25/05/2024, 09:24

BTO-Bình Thuận nằm ở duyên hải Nam trung bộ, là địa phương hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng 35 dân tộc đang cùng chung tay xây dựng, phát triển quê hương. Bảo tồn, phát huy vốn quý văn hóa, coi đây là nền tảng tinh thần, động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển du lịch, là 1 trong 3 trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh.

le-hoi-kate-tren-thap-cham.jpg

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá

 Bình Thuận là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng 35 dân tộc đang chung tay xây dựng, phát triển quê hương. Bảo tồn, phát huy vốn quý văn hóa, coi đây là nền tảng tinh thần, động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển du lịch, ngành kinh tế tổng hợp là hướng đi đã và đang được tỉnh Bình Thuận thực hiện hiệu quả, góp phần định vị thương hiệu du lịch của địa phương. Qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Bình Thuận đã trở thành một vùng đất giàu truyền thống văn hóa với các lễ hội khá phong phú, đa dạng, tiêu biểu như: Lễ hội Dinh Thầy Thím, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Katê, Lễ hội Cầu yên, Lễ hội rước đèn trung thu.
Ngoài ra, mỗi khi tết đến xuân về cũng là lúc một số lễ hội diễn ra khá sôi nổi như: Lễ hội Đua thuyền trên sông Cà Ty, Hội thi leo núi Tà Cú … Đây cũng là dịp để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Bình Thuận. Ngoài các lễ hội nêu trên, người dân trên địa bàn tỉnh còn tổ chức nhiều lễ hội như Tết Đoan ngọ, Lễ Phật đản, Lễ Giáng sinh, Lễ hội thi lướt ván buồm quốc tế… nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch của Bình Thuận.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Thuận góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Do đó, các cấp ủy Đảng đã quan tâm xây dựng những quy tắc ứng xử và phổ biến trong cộng đồng, xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Đồng thời đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, phát huy những giá trị truyền thống của con người Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức Đảng còn xác định xây dựng và phát triển vǎn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam để mỗi cán bộ, đảng viên và người dân nêu cao vai trò gương mẫu, coi trọng xây dựng vǎn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

phan-thiet.jpg

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng

Trong 10 năm gần đây (2014 – 2024), dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo của UBND tỉnh, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Thuận đã đạt được những kết quả tích cực. Để đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), trong thời gian tới, Tỉnh uỷ đã yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước như Đại hội XIII của Đảng đã xác định. Triển khai xây dựng hoàn thiện hệ giá trị văn hóa và quy định về chuẩn mực con người Bình Thuận gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam. Đồng thời quan tâm xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa. Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế với phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Lồng ghép chương trình giáo dục di sản văn hóa, nghệ thuật, nhất là văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trong tỉnh vào giảng dạy trong trường học. Tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào thi đua ở thôn, khu phố giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo theo hướng đúng thực chất. Phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong định hướng thị hiếu, thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, kỹ năng sống, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân và xã hội. Tích cực tổ chức quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, nghệ thuật, hình ảnh đất nước, con người Bình Thuận ra nước ngoài, đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, các giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội. Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng cần thiết.

PHAN LIÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tiếp tục tập trung cao điểm, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU
BTO-UBND tỉnh vừa nhận được Công văn số 3481/VPCP-NN ngày 21/5/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc kết quả làm việc của Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT với EC về chống khai thác IUU.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vùng đất giàu bản sắc văn hoá