Theo dõi trên

Xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đệ trình UNESCO xem xét, công nhận Di sản văn hóa phi vật thể

30/08/2018, 16:20

BTO- Hiện nay, người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đang lưu giữ và thực hành di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm truyền thống. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố và nguyên nhân tác động nên nghề gốm của người Chăm ở Bình Thuận chỉ được duy trì, hoạt động cầm chừng và đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm cả về số lượng nghệ nhân cũng như sản phẩm làm ra. Nghề gốm của người Chăm Bình Thuận đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và đứng trước nguy cơ mai một dần theo thời gian.

 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (Theo công văn số 3024/UBNDKGVX của UBND Tỉnh Ninh Thuận ) xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đệ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể, với sự thống nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Theo yêu cầu, công tác xây dựng hồ sơ phải đảm bảo tính khoa học, xác thực và phù hợp với hướng dẫn thực hiện Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và tuân thủ quy định của Luật di sản văn hóa.

Việc xây dựng hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm đệ trình UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp nhằm nâng cao nhận thức và hành động của Chính phủ, chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm ở Việt Nam.

Qua đó, góp phần tôn vinh nghề thủ công truyền thống của dân tộc; Quảng bá, giới thiệu nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm ở quy mô quốc gia và quốc tế.

Đồng thời, khuyến khích các nghệ nhân, các nhóm, các đoàn thể và các tổ chức thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm, phù hợp với mục tiêu của Luật di sản văn hóa và Công ước 2003 của UNESCO, và kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa này.

QT



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đệ trình UNESCO xem xét, công nhận Di sản văn hóa phi vật thể