Nhờ vậy, qua kiểm sát các án hình sự lẫn dân sự, những vi phạm được phát hiện và VKS 2 cấp đã có những biện pháp tác động, xử lý nên góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án, tránh oan sai và cũng không bỏ lọt tội phạm. Nổi bật như các án bên hình sự, sau khi phát hiện tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc cho bị cáo hưởng án treo không đúng quy định pháp luật, hội đồng xét xử cho bị cáo hưởng án treo không đúng quy định pháp luật... VKS 2 cấp đã có những biện pháp tác động. Cụ thể, VKSND tỉnh ban hành kháng nghị 3 vụ, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm 1 vụ; VKSND 2 cấp ban hành 4 kiến nghị yêu cầu tòa án cùng cấp, UBND cấp huyện khắc phục vi phạm và đều được chấp nhận; VKSND tỉnh ban hành 5 thông báo rút kinh nghiệm chung. Trong kết quả đó, cũng xuất hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc như công tác kiểm sát bản án sơ thẩm nhằm phát hiện các vi phạm chưa được chú trọng đúng mức; 1 vụ án bị cấp phúc thẩm tuyên hủy để điều tra, xét xử lại. Riêng án trả hồ sơ điều tra bổ sung đến 18 vụ gồm 6 vụ/38 bị can do VKS trả cơ quan điều tra, 12 vụ/54 bị cáo do tòa án trả VKS, chiếm tỷ lệ 2,29 % và tăng 0,88% so cùng kỳ.
Ảnh minh họa.
2. Trong khi đó, tòa án nhân dân 2 cấp ở tỉnh cũng đẩy mạnh tranh tụng tại phiên tòa nên không có chuyện giới hạn thời gian tranh luận của các bên có liên quan. Theo Toà án nhân dân tỉnh, đó là tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa đoàn luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Vì vậy, việc xét hỏi và tranh tụng được đổi mới và triển khai dân chủ nên đã nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Luật sư và những người tham gia tố tụng được trình bày ý kiến của mình theo đúng trọng tâm của vụ án. Tòa án quan tâm, tạo sự bình đẳng giữa cơ quan công tố và những người tham gia tố tụng, nhất là với luật sư. Chủ tọa điều khiển phiên tòa đúng quy định, dành thời gian và gợi mở những vấn đề chưa sáng tỏ để các bên tranh luận làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Từ đó, đã tìm ra được các điểm không hợp lý. Và cũng từ đó, tòa án nhân dân 2 cấp đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Như trong các án hình sự, có 6 vụ/23 bị cáo được trả hồ sơ, trong đó tòa án trả hồ sơ 4 vụ/20 bị cáo, viện kiểm sát rút hồ sơ 2 vụ/3 bị cáo. Lý do trả hồ sơ là cần xem xét khởi tố thêm bị cáo, bổ sung chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa và đều được viện kiểm sát chấp nhận. Nên tòa án đã khẳng định: “Công tác giải quyết xét xử các vụ án hình sự trong 6 tháng đầu năm 2021 về cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội hoặc bỏ lọt tội phạm”.
Nhờ vậy, số lượng án bị hủy giảm hơn so cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, tổng số án bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan 32 vụ, trong đó án bị hủy 17 vụ, án bị sửa 15 vụ, chiếm tỷ lệ 0,86%, trong khi năm ngoái chiếm tỷ lệ 1,15%, đáp ứng yêu cầu nghị quyết Quốc hội đề ra (1,5%). Tuy nhiên, nguyên nhân bị hủy, sửa án vẫn còn lặp lại như việc thu thập, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, xác định mức độ lỗi và thiệt hại không chính xác, một số trường hợp còn phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng…Điều đáng nói, khi vạch ra được những điểm chưa được trên cũng là cơ sở để cho sửa đổi, điều chỉnh trong xử các án trong thời gian tới có chất lượng.
6 tháng năm 2021, tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Bình Thuận đã thụ lý 6.705 vụ, việc; giải quyết 3.710 vụ, việc; đạt tỷ lệ 55,33%. Trong đó, cấp tỉnh thụ lý 921 vụ, việc, giải quyết 210 vụ, việc các loại đạt tỷ lệ 22,8%; cấp huyện thụ lý 5.784 vụ, việc; giải quyết 3.500 vụ, việc các loại; đạt tỷ lệ 60,5%. So với cùng kỳ năm 2020 số án thụ lý tăng cao nhưng giải quyết án giảm với các lý do như số vụ án nhiều, tính chất vụ án phức tạp và có cả sự thận trọng để bảo đảm sự thật. |
Bích Nghị