Theo dõi trên

Xây dựng thiết chế văn hóa cho trung tâm đô thị

23/07/2024, 05:04

Nằm ở phía Nam của Bình Thuận, thị xã La Gi đã sớm vươn mình và dần trở thành hạt nhân chính trong phát triển kinh tế và du lịch biển của tỉnh.

Hiện thị xã La Gi đang có lợi thế rất lớn khi vào đầu năm 2018 trở thành đô thị loại III và là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh. Vì lẽ đó, sau 15 năm phát triển đô thị, lĩnh vực du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Từ kết cấu hạ tầng, giao thông, điện, nước được đầu tư phát triển đến công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh thương mại tại các điểm du lịch được chú trọng. Cũng từ đó thị xã La Gi trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước với các loại hình du lịch văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển với các sản phẩm dịch vụ du lịch mới và hấp dẫn. Trong đó du lịch tín ngưỡng, lễ hội Dinh Thầy Thím hàng năm là nét đặc thù của địa phương và là tâm điểm thu hút khách hành hương và khách du lịch.

xo-so.jpg
Nhà văn hóa thị xã La Gi xây dựng từ vốn xổ số kiến thiết.

Tại Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, xác định thị xã La Gi là đô thị hạt nhân nằm trong vùng kinh tế phía tây nam với thế mạnh của vùng là phát triển công nghiệp tập trung, hình thành các trung tâm dịch vụ, thương mại; đồng thời cũng là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia quốc lộ 55. Do đó, hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở thị xã La Gi có chuyển biến tích cực.

Song song với việc phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ Đảng bộ, chính quyền thị xã La Gi luôn quan tâm xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở xã, phường và trung tâm đô thị La Gi nhằm xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh, hiện đại ngang tầm với phát triển kinh tế. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cơ sở phát triển và từng bước được xã hội hóa với nhiều hình thức đa dạng, phong phú… Trong đó, thiết chế văn hóa nổi bật nhất là công trình Nhà văn hóa đa năng thị xã La Gi được UBND tỉnh chấp nhận chủ trương đầu tư. Theo đó, ngày 10/5/2021 Sở Kế hoạch - Đầu tư đã phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư dự án xây dựng công trình Nhà văn hóa thị xã La Gi (giai đoạn 2), với tổng số vốn đầu tư 13.143.793.397 đồng, từ nguồn vốn xổ số kiến thiết và một phần vốn ngân sách thị xã La Gi. Dự án được thực hiện trong 3 năm. Đến nay, công trình đã đưa vào sử dụng, một số thiết chế văn hóa đã phát huy hiệu quả, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân. Dự án có quy mô gồm: Xây dựng nhà 3 tầng (1 trệt và 2 lầu), diện tích xây dựng là 572,3 m2; tổng diện tích sàn 1.716,9 m2 để bố trí khối Trung tâm văn hóa – thể thao. Dự án còn đầu tư 417 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị cho công trình như: Bàn, ghế, bảng viết, tủ đựng hồ sơ cho phòng ghi âm, nhiếp ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, ban chỉ huy thiếu niên tiền phong, ban văn hóa quần chúng, phòng truyền thống, phòng trưng bày, phòng học, phòng dạy mỹ thuật. Hiện một số phòng đã đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả thiết chế văn hóa mới. Tuy nhiên, phòng truyền thống, phòng trưng bày đang trong quá trình sưu tập hiện vật, tranh ảnh liên quan.

N.HỘI


(0) Bình luận
Bài liên quan
Điều chỉnh thời gian thực hiện Nhà hát và triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận
BTO-Kỳ họp thứ 24, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào ngày làm việc thứ 2 (18/7) đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà hát và triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận.
Nổi bật
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc với Hội Nông dân Bình Thuận
BTO-Chiều 6/9, Đoàn công tác do bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới (gọi tắt Nghị quyết 19) trên địa bàn tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng thiết chế văn hóa cho trung tâm đô thị