Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ của Ban Thăng Long đã để lại cho chúng ta nhiều bài hát thật khó quên. Ông viết chủ thể loại từ Cha cha cha cho đến Slow… và ông cũng viết cho chúng ta một bài hát mang giai điệu Boléro sang trọng: “Xóm đêm”. Bài này ông viết vào năm 1955, tôi chép cẩn thận trên vở học trò từ năm 1960 đến nay mà nó không phai màu!

“Xóm đêm”, đây là một địa chỉ không chỉ riêng cho xóm nghèo nào, mà là một xóm đêm nghèo của tất cả xóm đêm nghèo có mặt trên miền Nam của thế kỷ 20.

“Xóm đêm” là một bài hát được viết với giai điệu Boléro, đây có thể nói là một bài hát Boléro sang trọng... tuy rằng đây là một ca khúc mà nội dung của nó là diễn tả “một cảnh nghèo của một xóm đêm, họ sống bằng sức lao động trên hai bàn tay”. Nghèo mà sạch sẽ, nghèo mà “quý phái”, nghèo mà “nhân cách”, một cái nghèo thật đáng trân trọng của một tầng lớp nghèo nói riêng ở “Xóm đêm”, và nói chung là cái nghèo của quần chúng lao động lúc bấy giờ!.

xom-dem.jpg

Người ta thường chê Boléro là nhạc “sến”. Thật lòng mà nói từ “sến” cho đến nay cũng chưa có ai giải thích cho tường tận chữ này! Và cũng sẽ thật công tâm mà nói rằng, nếu có bài hát nào mà người ta cho là “sến”, thì bài hát này đưa cho Thái Thanh, Khánh Ly… hát, là hết “sến” ngay!

Từ năm 1960, ca sĩ Thanh Thúy trong một Đoàn ca nhạc từ Sài Gòn ra Bình Tuy (nay là Hàm Tân - La Gi) đã trình bày “Xóm đêm”. Lúc bấy giờ đêm nhạc “không bán vé”, vào cửa tự do. Nghe Thanh Thúy hát “Xóm đêm”… Vì nghe Thanh Thúy ca hay quá, sáng hôm sau tôi vội ra tiệm sách để mua bản nhạc này. Nhưng bài “Xóm đêm” đã bán sạch. Hỏi thăm mấy thằng bạn để mượn chép lại.

Vào đầu “dấu nghỉ tự do” (Đường về canh…” thâu (mới vào nhịp), đúng là Boléro, không chậm, không nhanh, từ từ trong một xóm đêm như “mưa rơi rơi xóa lối đi mòn”…

Bài “Xóm đêm” nó hay vì cái gì?

Theo cá nhân tôi, có đến 80% bài hát hay là nhờ lời. Nếu có một văn sĩ, một nhà thơ nào đó mà viết thêm một lời hai cho “Xóm đêm”, thì bảo đảm “lời hai” này sẽ làm cho “Xóm đêm” bị giải tỏa ngay!

Có một điều lạ là: Những bài hát viết cuộc đời mà có “Mưa” đều là những bài hát hát hay! Hình như “Mưa” đem đến cho đời nhiều nỗi buồn hơn vui, mặc dù “Mưa” là sự sống trên cõi đời này.

Trong giai điệu Boléro, “Gõ nhịp như có mưa”, Phạm Đình Chương đã cho chúng ta thấy một “Xóm đêm” buồn đến se thắt lòng: “… Đường về canh thâu/ Đêm khuya ngõ sâu như không màu/ Qua phênh vênh có bao mái đầu/ Hắt hiu vàng ánh điện câu/ Đường dài không bóng/ Xa nghe tiếng ai ru mơ mộng/ Mưa rơi rơi xóa lối đi mòn/ Có đôi lòng vẫn chờ mong/ Ai chia tay đầu xóm vắng im lìm/ Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm/ Mong sao cho duyên nghèo mai nắng gieo thềm/ Đẹp kiếp sống thêm...”.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Xóm nghèo với đôi vợ chồng nghèo tạm trú”, những đêm thức trắng để mong một ngày nào đó tươi sáng hơn: “… Đêm tha hương ai vọng trông/ Đêm cô liêu đêm chờ mong/ Đêm bao canh mưa âm thầm/ Theo gió về khua cơn mộng/ Hẹn mai ánh xuân nồng/… Cho nên đêm còn dậy hương/ Để dìu bước ai trên đường/ Để nhìn xóm khuya không buồn/ Vì người biết mang tình thương…”.

  “Xóm đêm” là những xóm ven những con rạch, những xóm ven đô… thường là những xóm nghèo khắp miền Nam thời còn chiến tranh. Ngày ấy, dân lao động sinh sống trong xóm nghèo rất yêu chuộng bài hát này. Có thể nói rằng, đây là một bài mang nhịp điệu Boléro sang trọng nhất Việt Nam.

Nhạc phẩm “Xóm đêm” xuất bản từ năm 1955, và đến nay là bao nhiêu năm rồi, người nghe vẫn thương nhớ những xóm đêm chan chứa yêu thương: “… Màn đêm tịch liêu/ Nghe ai thoáng ru câu mến trìu/ Nghe không gian tiếng yêu thương nhiều/ Hứa cho đời thôi đìu hiu…”.

TRẦN HỮU NGƯ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tánh Linh: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Huyện miền núi Tánh Linh có diện tích tự nhiên 1.174,22 km2, với 13 đơn vị hành chính (12 xã, 1 thị trấn), 76 thôn, bản, khu phố; dân số có 29.213 hộ/106.726 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% (K’Ho, Châu Ro, RắcLây, Chăm, Nùng, Tày…); đồng bào có đạo chiếm 39% dân số. Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của nhân dân trên địa bàn huyện đa dạng, phong phú.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xóm đêm