![]() |
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị |
Sản xuất lúa gạo ở nước ta có nhiều tiềm năng nhưng giá trị xuất khẩu còn nhiều mặt hạn chế, nhất là sức cạnh tranh với nhiều nước trên thế giới, các ngành, các địa phương cần quan tâm, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, rào cản kể cả chính sách của nhà nước để đạt chất lượng và giá trị cao, đây là nội dung đề cập tại hội nghị.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thị trường thế giới nhưng hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta cũng đạt kết quả tích cực.
![]() |
Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đạt hơn 3,43 triệu tấn, tương đương gần 1,77 tỷ USD |
Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 3,43 triệu tấn, tương đương gần 1,77 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng, nhưng giảm 13,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2024. Giá gạo trung bình đạt 515 USD/ tấn, giảm gần 20% so cùng kỳ; thị trường xuất khẩu gạo của nước ta lớn nhất là Philippines (chiếm hơn 43%), Bờ Biển Ngà nhập khẩu đứng thứ 2 (chiếm gần 13%) và Trung quốc (chiếm 10,5%)…
Đại biểu tham dự hội nghị cho rằng xuất khẩu gạo của nước ta còn nhiều hạn chế, cần được quan tâm tháo gỡ như rào cản, hạn chế về kỹ thuật, chất lượng, chi phí vận chuyển logistic, công tác chế biến sâu, bảo quản, chính sách điều hành xuất khẩu gạo, công tác liên kết giữa nông dân và hợp tác xã, doanh nghiệp chưa bền vững... Gạo nước ta thường bị cạnh tranh của các nước Ấn Độ, Myanma, Philippines, Thái lan...
![]() |
Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Nam phát biểu tại hội nghị |
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã đề xuất, góp ý đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107 và Nghị định 01 của Chính phủ để hoạt động xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
Qua hội nghị, Bộ công thương sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định hiện hành theo hướng minh bạch, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn kinh doanh xuất khẩu gạo.