Theo dõi trên

Xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Lạng Sơn gặp khó

10/04/2020, 09:30

BTO- Dự báo trong thời gian tới, hoạt động thông quan hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, do sự kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ từ phía Trung Quốc. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thanh long của Bình Thuận.

                
      Vận chuyển thanh long sau thu hoạch.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lạng Sơn, trong tháng 3/2020, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh  này cơ bản được khôi phục, lưu lượng phương tiện xuất nhập khẩu hàng hóa có hôm đã đạt khoảng 1.200 xe/ngày. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp nên phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đối với các lái xe từ Việt Nam sang giao nhận hàng hóa.

Cụ thể, hiện nay phía Trung Quốc không cho lái xe có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh vận chuyển đưa hàng hóa sang Trung Quốc, chỉ cho lái xe có hộ khẩu thường trú tại Lạng Sơn được phép sang Trung Quốc giao nhận hàng hóa.

Tỉnh Lạng Sơn đã thành lập các đội lái xe chuyên đưa hàng hóa qua các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma, tuy nhiên số lượng lái xe rất hạn chế.Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cửa khẩu phía Trung Quốc kiểm tra, kiểm soát thủ tục lâu, thời gian nghỉ trưa thất thường (không thông báo trước cho lực lượng chức năng phía Việt Nam).

Theo thông báo từ phía thị trấn Bằng Tường, từ ngày 7/4 cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam chỉ thông quan 5 tiếng/ngày. Theo đó, buổi sáng từ 8 - 11 giờ, buổi chiều từ 12 - 14 giờ (giờ Hà Nội).

Trước đó, ngày 3/4, Ban Chỉ huy về công tác phòng dịch Covid-19 Quảng Tây- Trung Quốc đã ban hành thông báo về việc tăng cường quản lý dịch bệnh từnước ngoài tại các cửa khẩu đường bộ và đường thủy. Trong đó có nội dung phíaTrung Quốc sẽ quản lý nghiêm cửa khẩu và các đường mòn biên giới.

Tại LạngSơn, chỉ còn các cửa khẩu Hữu Nghị, Chi Ma, Tân Thanh, Cốc Nam, Ga đườngsắt liên vận Quốc tế Đồng Đăng được duy trì chức năng thông quan hàng hóa; tạmthời đóng các cửa khẩu, lối mở khác trong đó có cửa khẩu phụ Bình Nghi.

Dự báo trong thời gian tới, hoạt động thông quanhàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnhLạng Sơn sẽ tiếp tục gặpnhiều khó khăn do sự kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ từ phía Trung Quốc.

Tại Bình Thuận, theo dự báo của ngành nông nghiệp, trong tháng 4 sản lượng thanh long chín toàn tỉnh sẽ ở khoảng 15.000 - 17.000 tấn, chín rải rác và không nhiều như trong tháng 2. Do đó, hiện mức giá nông dân bán thanh longdao động từ 13.000- 17.000 đồng.

Ông Võ Huy Hoàng- Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận cho biết: Sau khi nắm được thông tin từ tỉnh Lạng Sơn thông qua Sở Công thương, đểđảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, tráicây của tỉnhsang thị trường Trung Quốc được thuận lợi, Hiệp hội và các đơn vị chuyên môn khác đã thông báo tình hình thông quan của các cửa khẩu trên địa bàntỉnh Lạng Sơnđến các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, hoa quả sang thị trường Trung Quốc được biết để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, có sự phối hợp trong việc điều tiết, vận chuyển hàng hóa lên các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hợp lý, đặc biệt là đối với các loại nông sản chủ yếu xuất khẩu theo hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới tại phía Trung Quốc như thanh long.

Còn theo ông Biện Tấn Tài- Phó Giám đốc Sở Công thương: Trong thời gian tới, sở sẽ tiếp tục theo dõi, trao đổi thường xuyên với Sở Công thương các tỉnh biên giới phía Bắc để nắm bắt tình hình và phối hợp với các đơn vị liên quan có thông báo, khuyến cáo đến doanh nghiệp, hợp tác xã…về tình hình xuất nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc.

    
      Trong quá trình thực hiện giao nhận, xuất khẩu hàng   hóa, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các địa phương, doanh nghiệp   phản ánh về Sở Công thương. Đầu mối thông tin: bà Phan Thị Thanh Loan –   Phụ trách phòng Quản lý thương mại (số điện thoại bàn: 0252. 3827329   hoặc di động: 0987 049 294)

K.Hằng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Lạng Sơn gặp khó