Theo dõi trên

Bình Thuận thực hiện Chỉ thị 15: Phát huy hiệu quả của công tác ngoại giao kinh tế

08/03/2023, 05:14

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW (CT 15), ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030; ngày 28/2/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 135-KH/TU triển khai thực hiện.

Yêu cầu đặt ra của Kế hoạch này là phải quán triệt sâu, kỹ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác ngoại giao kinh tế, vai trò của ngoại giao kinh tế trong việc huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả. Đồng thời cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả 7 nhiệm vụ trọng tâm của công tác ngoại giao kinh tế được nêu tại Chỉ thị 15 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh.

z4162511171837_f4f00b8e336b9fcea4ec1eab2dbb3afc.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh - Đoàn Anh Dũng làm việc với Tập đoàn AES.

Để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu của Kế hoạch, nhiệm vụ đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra là các đảng đoàn, ban cán sự đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, ban, ngành, các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh phải tổ chức quán triệt sâu, kỹ nội dung CT 15 và Kế hoạch này đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân; nhất là nội hàm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng, nhiệm vụ công tác ngoại giao kinh tế. Quá trình tổ chức quán triệt, triển khai, cần chú trọng đổi mới hình thức phổ biến, quán triệt theo hướng linh hoạt, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng… qua đó tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế. Đồng thời tăng cường phổ biến về các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt cho các đối tượng như cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã... thông qua các phương tiện truyền thông, các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về các cam kết và công việc cần triển khai. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quan hệ kết nghĩa, hợp tác, thỏa thuận, biên bản ghi nhớ đã ký kết giữa tỉnh với chính quyền tỉnh, thành phố của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Ưu tiên thúc đẩy đa dạng hóa, đa phương hóa các hoạt động ngoại giao kinh tế với các quốc gia châu Á, nhất là các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam (Lào, Campuchia và Trung Quốc), các quốc gia là đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược sâu rộng, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa ngoại giao kinh tế với hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ... theo định hướng của các cơ quan Trung ương; theo tinh thần không lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác và lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm tiêu chí hàng đầu.

Đẩy mạnh các hoạt động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, chung tay cùng với cả nước trong thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó phát huy vai trò trung tâm của người dân, doanh nghiệp trong công tác ngoại giao kinh tế. Tăng cường công tác nắm thông tin, tình hình kinh tế quốc tế. Tăng cường theo dõi, nắm chắc, cập nhật kịp thời, hiệu quả thông tin, tình hình kinh tế thế giới, kinh tế quốc gia; nâng cao năng lực dự báo, tham mưu về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong xu hướng chung của kinh tế quốc tế, nhất là các quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Tăng cường, phát huy mối quan hệ giữa 3 trụ cột đối ngoại đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân trong nền ngoại giao “Cây tre Việt Nam”. Đồng thời phát huy tốt mối quan hệ giữa 3 trụ cột đối ngoại đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, trọng tâm là Đề án số 01-ĐA/TW về đối ngoại Đảng, CT 15, CT 12 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về ngoại giao nhân dân và các Chương trình, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế phối hợp liên ngành trong đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao văn hóa, quốc phòng - an ninh; giữa song phương và đa phương và doanh nghiệp trong triển khai ngoại giao kinh tế. Tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao kinh tế; nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu công tác ngoại giao kinh tế và bảo đảm điều kiện, kinh phí cho các hoạt động ngoại giao kinh tế.

Với mục tiêu củng cố, phát huy hiệu quả của công tác ngoại giao kinh tế của tỉnh, góp phần mở rộng mối quan hệ đối ngoại, hợp tác, tranh thủ các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát; đồng thời giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện CT 15 và Kế hoạch này; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết, tổng kết và các báo cáo định kỳ theo chỉ đạo của Trung ương.

BẢO TÍN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Chi bộ khu phố 1 (phường Xuân An):Sinh hoạt chính trị “Giữ trọn lời thề đảng viên”
Chi bộ Khu phố 1 (phường Xuân An - TP. Phan Thiết) vừa tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Giữ trọn lời thề đảng viên”, 158 đảng viên chi bộ tham gia sinh hoạt dưới sự điều hành của Bí thư Chi bộ Trần Quang Anh. Đến dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban Thường vụ Thành ủy Phan Thiết, Đảng bộ phường xuân An.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình Thuận thực hiện Chỉ thị 15: Phát huy hiệu quả của công tác ngoại giao kinh tế