Theo dõi trên

Các điểm kinh doanh phế liệu vẫn còn hoạt động trong khu dân cư

09/03/2017, 08:21

BT- Sau khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các huyện, thị và TP. Phan Thiết phải di dời các điểm kinh doanh phế liệu (KDPL) ra khỏi khu tập trung dân cư, nội đô, tháng 7/2016, TP. Phan Thiết bắt đầu có thông báo các phường, xã biết. Sau đó, từng phường, xã có thông báo mời các chủ KDPL lên phổ biến và hướng dẫn cho họ tìm địa điểm kinh doanh mới trên các địa bàn Phong Nẫm, Tiến Thành, Tiến Lợi và Thiện Nghiệp với các điều kiện cách xa nhà dân 50m, có tường chắn cao 3m, giảm tiếng ồn và có trang bị phòng cháy chữa cháy.

Nắm bắt được chủ trương của tỉnh, hầu hết các chủ cơ sở KDPL ở Phan Thiết đều đồng tình việc di dời, trong đó có một số cơ sở chấp hành rất tốt như hộ bà Trần Hồng Hạnh ở 40 Hoàng Văn Thụ (Đức Thắng) đã nhanh chóng dời ngay xuống xã Tiến Lợi, đến nay đã phát triển thành một cơ sở khá lớn. Tính đến ngày 30/1/2017, toàn thành phố đã có 61/120 cơ sở chuyển địa điểm, trong đó phường Đức Thắng đã di dời dứt điểm. Còn một nửa hộ kinh doanh chưa dời đi vì họ cho rằng gần đến tết nên chưa tìm địa điểm mới được. Nhưng đến nay tết đã qua được một tháng mà họ vẫn hoạt động bình thường, chưa hề có biểu hiện gì về việc di dời. Trong khi đó, những điểm kinh doanh đã di dời có biểu hiện quay lại địa điểm cũ làm nơi thu mua, rồi cho ô tô đến chở ra chỗ mới. Ngược lại,  những người đi mua phế liệu bằng xe đạp cứ chở về tập trung tại chỗ mình ở, chờ xe của chủ KDPL tới chở đi. Rõ ràng việc làm này vẫn chưa thật sự bảo đảm an toàn như chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố cần nghiên cứu biện pháp nào đó để giải quyết việc thu mua tốt hơn.

Được biết, so với toàn tỉnh việc di dời các điểm KDPL ở Phan Thiết ra khỏi khu dân cư tập trung làm khá tốt, trong khi những huyện, thị khác còn chưa ổn. Tuy nhiên, để việc làm được dứt điểm, thiết nghĩ TP. Phan Thiết cần quyết liệt trong di dời cơ sở phế liệu của các hộ kinh doanh còn lại.

BẠCH TUYẾT



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đa dạng sản phẩm từ trái thanh long
Bình Thuận được xem là vùng trồng chuyên canh cây thanh long lớn nhất của cả nước với diện tích hiện có gần 27.000 ha, đạt sản lượng khoảng 460.000 tấn/năm. Ngoài tập trung tiêu thụ trái tươi thông qua thị trường nội địa và xuất khẩu, loại trái cây lợi thế này còn được địa phương quan tâm khuyến khích hướng tới chế biến đa dạng sản phẩm từ thanh long…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các điểm kinh doanh phế liệu vẫn còn hoạt động trong khu dân cư