Theo dõi trên

Chăm sóc thanh long mùa nắng hạn

25/04/2016, 08:24

BT- Ông Trần Minh Tân - Phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Toàn vùng trồng thanh long trên địa bàn tỉnh bệnh đốm nâu giảm diện tích nhiễm và mức độ gây hại. Tuy nhiên, trong điều kiện nắng nóng gay gắt và thiếu nước tưới, ở một số vùng trồng thanh long trên địa bàn tỉnh bệnh vàng cành, cháy cành gia tăng mạnh”.

Hiện toàn tỉnh có 3.595 ha thanh long bị bệnh vàng cành, cháy cành, tăng 2.344 ha so cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nhiễm bệnh tập trung chủ yếu ở Hàm Thuận Bắc 2.270 ha, Hàm Thuận Nam 1.157 ha, Bắc Bình 125 ha. Ngoài ra, các bệnh thối cành, thối trái non xu hướng tăng, toàn tỉnh có 1.258 ha nhiễm bệnh, tăng 819 ha so cùng kỳ. Một số loại bệnh khác như thán thư, thối trái non, thối cành, bọ xít, rệp sáp… gây hại rải rác toàn vùng trồng thanh long. Cũng theo ông Tân, mặc dù bệnh vàng cành là bệnh thường gặp trên cây thanh long vào mùa nắng nóng, tuy nhiên nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các cành bị vàng sẽ thối, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của các lứa quả sau. Để hạn chế bệnh, bà con cần chăm sóc, bón phân kịp thời, cân đối NPK, không được bón dư đạm. Sử dụng các loại phân bón có hàm lượng lân, canxi, magie cao phun định kỳ 10 - 15 ngày/lần. Đồng thời, ở những cành đã bị bệnh nặng cần tỉa bỏ cành và tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan, tiến hành phun thuốc trừ bệnh. Có thể sử dụng một số thuốc trừ vi khuẩn thông thường có trong danh mục được phép sử dụng, tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly. Với cây đã mang trái hoặc trái gần thu hoạch, không phun thuốc mà chờ đến khi thu hoạch xong mới phun.

Về bệnh đốm nâu, nhờ đẩy mạnh các biện pháp phòng bệnh, nên diện tích nhiễm bệnh đốm nâu giảm đáng kể. Đến nay toàn tỉnh chỉ còn 193 ha thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu, so cùng kỳ giảm 127 ha. Có được kết quả này là nhờ các địa phương tiếp tục duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến quy trình phòng chống bệnh đốm nâu và quy trình cắt bỏ, tiêu hủy cành, trái thanh long bị bệnh. Từ đợt cao điểm đến nay, toàn tỉnh đã vệ sinh 23.710 ha thanh long với 9.683 tấn cành được thu gom và tiêu hủy.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phòng bệnh đốm nâu tại một số địa phương vẫn còn hạn chế, nhận thức về phòng, chống bệnh chưa cao. Người trồng thanh long sử dụng thuốc không đúng theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật theo phương châm “4 đúng”, còn trông chờ vào thuốc đặc trị. Mặt khác, giá bán thanh long không ổn định nên một số nhà vườn lơ là công việc phòng trừ bệnh, nhất là mùa thanh long chính vụ.

Thanh Duyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cử tri thị trấn Thuận Nam kiến nghị đầu tư thêm hệ thống nước sinh hoạt
BTO-Trong khuôn khổ Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận tiếp xúc cử tri tại huyện Hàm Thuận Nam, chiều nay 6/5, ông Nguyễn Hữu Thông, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri thị trấn Thuận Nam, thông báo chương trình nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở (Nông nghiệp & PTNT, Giao thông Vận tải, Lao động Thương binh & Xã hội), lãnh đạo UBND huyện Hàm Thuận Nam và thị trấn Thuận Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chăm sóc thanh long mùa nắng hạn