BT- Ngày 15/11, Nghị định 117/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chính thức có hiệu lực. Đáng chú ý, tất cả công chức, viên chức sẽ không được phép sử dụng rượu, bia trong ngày làm việc. Cụ thể, điều 30 của nghị định này quy định: “1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; 2. Phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật; xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia; 3. Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu, bia”. Ngoài ra, nghị định này cũng quy định: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng nếu không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm...
|
Tình trạng người dân sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. |
Tại Bình Thuận trong 10 tháng của năm 2020, theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình trạng người dân sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông làm chết người. Thống kê cho thấy thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có 3 vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng rượu, bia. Lực lượng chức năng khi tuần tra, kiểm soát đã phát hiện 977 trường hợp sử dụng rượu, bia khi lái xe, 1.511 trường hợp phát hiện nồng độ cồn trong máu qua xét nghiệm khi đến cấp cứu tại các cơ quan y tế.
NguyỄn Luân