Theo dõi trên

Đi hái “lộc trời”

17/06/2022, 05:27

Khoảng 2 tuần gần đây, nhiều người dân ở các xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc lại rủ nhau vào rừng hái nấm linh chi. Trung bình mỗi chuyến đi “săn” nấm kéo dài từ 2 - 3 ngày, nếu may mắn họ có thể kiếm được vài triệu đồng. Bà con vùng cao ví nấm linh chi là “lộc trời” ban tặng để có tiền trang trải thêm cho cuộc sống.

Ổn định nhờ đi lấy nấm linh chi

Ông B’rông Thâm (thôn 1, xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc) được xem là một trong những tay sành sỏi trong nghề hái nấm linh chi ở địa phương. Chúng tôi gặp ông, khi ông vừa trở về từ chuyến đi “săn” nấm kéo dài 3 ngày trên các triền núi trải dài gần 20 km theo hướng phía Gia Bắc, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng. Khuôn mặt ông đen sạm bởi sương gió nhưng lộ rõ niềm vui, phấn khởi bởi chuyến đi thu hoạch được nhiều “lộc trời”.

nam-1-.jpg
Nấm linh chi rừng La Dạ.

Ông Thâm cho biết, trước đây nghề hái nấm linh chi rất dễ dàng, bởi nấm rất nhiều nhưng ít người biết đến. Thế nhưng, từ khi người dân phát hiện ra nhiều công dụng của nó thì giá nấm linh chi ngày một cao, người đi lùng hái càng nhiều nên linh chi ngày càng ít đi. Vì vậy, thay là vì đi về trong ngày như trước đây, thì ông Thâm cùng nhiều người dân trong làng đã tụ họp thành nhóm từ 3 – 4 người đi sâu vào trong rừng săn nấm từ 2 -3 ngày mới quay trở về.

Theo ông Thâm, cứ sau mùa mưa, thì nấm linh chi bắt đầu sinh sôi nảy nở. Để đến được những khu vực có nấm, ông cùng với các thành viên trong đoàn phải chuẩn bị hành lý như quần áo, gạo, cá khô… và xuất phát từ 6h sáng, lội qua nhiều con suối, băng qua nhiều cánh rừng mới đến được nơi “trú ẩn” của nấm. “Chuyến đi nào thuận lợi, được ông bà thương thì có thể kiếm được từ 15 – 20 kg nấm, thu về tiền triệu. Nhưng cũng có những chuyến đi chỉ kiếm được vài kg, đủ mua gạo và cá khô. Chẳng hạn như chuyến tôi vừa mới đi về, được hơn 15kg nấm linh chi tươi, bán được số tiền khá. Nghỉ ngơi, 2 ngày sau tôi sẽ đi lại”, ông Thâm chia sẻ.

Bà K’Thị Hèm (52 tuổi, thôn 3, xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc) cũng là một trong những người thường xuyên vào rừng “săn” nấm để kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt, thời điểm này khi vụ mùa thu hoạch đã xong, bà lại cùng với 4 thành viên khác trong gia đình, băng đường rừng hơn 10 km, vào núi Sà Luân sau làng để tìm nấm linh chi.

Bà kể, ở khu vực núi này, linh chi chỉ mọc trên những cây đã chết đứng, không bao giờ mọc trên những thân cây còn sống. Trong hành trình đi, có khi nhóm của bà bắt gặp được hàng trăm tai nấm chen nhau trên những thân cây đã chết. Lúc đấy mừng lắm. “Do vậy, khi thu hái, tôi bao giờ cũng để lại một phần chân nấm để có nguồn thu cho mùa sau. Bởi khi có mưa, linh chi sẽ tiếp tục mọc lên”, bà Hèm nói.

“Lộc trời” ngày càng khan hiếm nên muốn tìm kiếm được vùng nấm mới, từng nhóm “thợ” phải đi sâu vào các ngõ ngách của các cánh rừng. Nơi mà càng ít người lui tới, sẽ càng có nhiều nấm. Chính vì thế, đòi hỏi mỗi người đi rừng phải có sức khỏe, sự bền bỉ. Tuy nhiên, nghề hái “lộc trời” cũng chẳng dễ dàng chút nào khi trong mỗi chuyến đi, việc các thành viên trong đoàn bị muỗi, vắt cắn cũng trở nên bình thường. “Chúng tôi cũng thường xuyên đối diện với rắn độc, rồi những cơn mưa rừng có lũ. Hay những lần da thịt bị gai, cây rừng cắt chảy máu. Hiểm họa rình rập là vậy nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên các chuyến đi “săn” lùng nấm của chúng tôi vẫn cứ nối tiếp nhau”, bà Hèm bộc bạch thêm.

Ông Xim Miêm - Chủ tịch UBND xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, ở vùng cao này, mùa nấm linh chi thường bắt đầu từ giữa tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 7, đã tạo cơ hội cho người dân địa phương có thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Sau mỗi chuyến đi, người kiếm được ít thì cũng vài trăm ngàn, người nhiều thì cũng được vài triệu đồng. Một số tiền cũng kha khá đối với những người nghèo ở vùng cao.

Dược liệu quý

Bấy giờ ở vùng cao La Dạ, những cửa hàng tạp hóa trên địa bàn xã cũng chính là những điểm thu mua nấm linh chi cho bà con sau khi đi rừng về. Cửa hàng tạp hóa của chị Nguyễn Thị Thủy (thôn 3, xã La Dạ) trung bình một ngày lại có khoảng từ 3 - 5 người dân đến bán nấm. Chị Thủy cho biết, cửa hàng chị thu mua chủ yếu là nấm linh chi đỏ và nấm linh chi đen, trong đó nấm linh chi đỏ là loại nấm khá phổ biến trong những cánh rừng, giá thu vào khoảng 100.000 – 130.000 đồng mỗi kg tươi, tùy theo kích thước tai nấm nhỏ hay lớn. Còn nấm linh chi đen thì giá cao hơn, nhưng loại này khá hiếm.

nam-2-.jpg
Phân loại nấm rừng.

“Mỗi mùa nấm linh chi, tôi có thể thu mua từ 3 – 5 tạ. Có thời gian lên đến đỉnh điểm là 1 tấn kg tươi. Sau khi thu mua thì tôi đem phơi khô, trung bình khoảng 2,3 kg tươi sẽ được 1 kg khô. Rồi bày bán tại quán, nhiều du khách vãng lai đi ngang qua thấy sẽ mua về sử dụng hoặc làm quà, với giá từ 300.000 – 400.000 đồng/kg đối với linh chi đỏ”, chị Thủy chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng theo chị Thủy, khách hàng là du khách thì rất ít, chủ yếu vẫn là các đầu nậu ở Phan Thiết, Đức Linh, Tánh Linh đến thu mua. Các đầu nậu này sẽ bán cho thương lái phía Bắc hoặc bán trực tiếp cho thương lái Trung Quốc để làm dược liệu.

Còn cửa hàng tạp hóa của ông Trần Văn Bình cũng trên địa bàn xã La Dạ, trung bình mỗi ngày ông mua được khoảng 10 – 15 kg, chủ yếu từ các mối quen đi rừng. “Nấm linh chi lấy từ rừng, chữa bệnh rất tốt nên các tiệm thuốc đông y và người sành về đông y rất thích mua nấm linh chi rừng bởi dược tính của nó cao hơn so với nấm trồng. Tôi thu mua của bà con bao nhiêu đều hết bấy nhiêu vì từ miền xuôi lên mua rất nhiều, thậm chí còn đặt trước”, ông Bình nói.

Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma Iucudum. Theo các chuyên gia, nấm này là một trong những loại thuốc quý, giúp giải độc tố phòng ngừa bệnh tật. Nấm đem sấy khô có mùi thơm đặc trưng, ngâm với rượu hoặc nấu nước uống sẽ hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tắc mạch máu não, chứng táo bón hiệu quả, ung thư và hạn chế tình trạng xơ cứng động mạch, giải độc cơ thể, phòng ngừa bệnh tim mạch, tăng tuổi thọ cao…

Với những công dụng quý, mong rằng “lộc trời” sẽ không bao giờ cạn để người dân vùng cao có thêm thu nhập, cuộc sống thêm ấm no.

THANH NHÀN


(1) Bình luận
Bài liên quan
Tro, xỉ hợp chuẩn: Được dùng làm vật liệu san lấp, xây dựng
Tro, xỉ tại 4 nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã hợp chuẩn, hợp quy theo quy định bộ, ngành chức năng sẽ được ưu tiên dùng làm vật liệu san lấp trong các công trình xây dựng do các sở, ngành, cấp huyện làm chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư công.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Tổng thống Mỹ “sa thải hàng loạt quan chức an ninh quốc gia”
    3 giờ trước Quốc tế
    Tổng thống Trump có thể đã sa thải 6 quan chức an ninh quốc gia, sau khi một nhà hoạt động nêu lo ngại về lòng trung thành của họ.
  • Bão càn quét nước Mỹ khiến ít nhất 7 người chết
    3 giờ trước Quốc tế
    Cơn bão mùa xuân xuất hiện tại một số tiểu bang Mỹ, đi kèm lốc xoáy và lũ quét, đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và được dự báo tăng cường độ trong ngày 4/4.
  • Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về mức thuế đối ứng của Mỹ
    3 giờ trước Quốc tế
    Việt Nam lấy làm tiếc và cho rằng việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng là chưa phù hợp với thực tế, không đúng với tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
  • Phan Thiết đổi thay sau 50 năm giải phóng
    5 giờ trước Phóng sự ảnh
    BTO-50 năm kể từ ngày giải phóng, thành phố biển Phan Thiết, thủ phủ của Bình Thuận đã có những đổi thay rõ rệt. Hạ tầng cũ kỹ lạc hậu ngày nào nay đã trở nên “lộng lẫy” hơn rất nhiều.
  • Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (4/4)
    7 giờ trước Bạn đọc
    Về lại chiến khu Lê!; Tình yêu Bình Thuận; Thị trường khách Hàn Quốc: “Đất vàng” bắt đầu khai phá; Ai bánh tráng mắm ruốc không?; Điểm tựa chăm sóc sức khỏe ở Trường Sa; Gieo “hạt giống đỏ” từ các trường học; Gác cu “thú ngu” tao nhã;...
  • Đại chiến thành London
    8 giờ trước Thể thao
    Trận derby thành London giữa Chelsea và Tottenham, là cặp đấu muộn nhất tại vòng 30 Giải Ngoại hạng Anh (Premier League). Chelsea đứng trước cơ hội bảo vệ vị trí trong top 4. Còn Tottenham một cú sảy chân sẽ khiến vị trí huấn luyện...
  • Thị trường khách Hàn Quốc: “Đất vàng” bắt đầu khai phá
    8 giờ trước Du lịch
    Hàn Quốc được đánh giá là thị trường quốc tế có lượng khách đến Việt Nam đông nhất, chính vì vậy, quốc gia này trở thành mảnh “đất vàng” đầy tiềm năng mà ngành du lịch nhiều địa phương trong nước mong muốn khai thác một cách hiệu quả....
  • Tư vấn tâm lý học đường: “Chìa khóa” gỡ rối cho các em!
    8 giờ trước Giáo dục - Thanh niên
    Tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp các trường hợp học sinh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
  • Những mục tiêu trong đời
    8 giờ trước Đời sống
    Đời sống xã hội có biết bao người. Mỗi người là một thế giới riêng biệt, khác nhau về thể chất, tư duy, về tình cảm, lối sống… Mỗi người sống với những mục tiêu khác nhau. Xác định những mục tiêu trong đời mình là tự bản thân của mỗi...
  • Gác cu “thú ngu” tao nhã
    8 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Dân gian ta có câu “Ở đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. “Nghề” gác cu được xếp vị trí thứ 3 tức “đệ tam ngu”. Mấy cái ngu như làm mai, lãnh nợ thì hệ quả đã rõ ràng, còn như gác cu, dù là “tam ngu” nhưng xem ra...
  • Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - người đi tìm ngọc, đã về miền mây trắng
    8 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả của nhiều công trình biên khảo, nghiên cứu về dân ca Việt Nam đặc biệt có giá trị, người khai sinh ra những ca khúc nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và sau ngày hòa bình lập lại đã về miền mây...
  • Điểm tựa chăm sóc sức khỏe ở Trường Sa
    8 giờ trước Y tế
    Mang trên vai sứ mệnh chăm sóc sức khỏe, sự hiện diện của các trung tâm y tế, bệnh xá và đội ngũ y, bác sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã giúp quân dân ta thêm yên tâm công tác, lao động, đồng thời cũng là điểm tựa để ngư...
  • Tình yêu Bình Thuận
    8 giờ trước Văn học nghệ thuật
    Nhắc đến Bình Thuận sao tôi cảm thấy nhớ vô cùng. Nhớ về lần đi du lịch ấy, cảnh sắc của Bình Thuận làm tôi nhớ mãi không quên. Và cũng nhờ lần du lịch đó tôi đã trở thành con dâu của Bình Thuận nơi giờ đây tôi đã sống.
  • Về lại chiến khu Lê!
    8 giờ trước Kinh tế
    “Rừng Ô Rô đã biến thành khu lịch sử; Nước Bàu Thiêu pha máu đỏ chống quân thù”. Tháng tư lịch sử, chúng tôi trở lại xã Hồng Phong, một trong những vùng căn cứ cách mạng của Bình Thuận trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...
  • “Lưới trời” tuy thưa mà khó thoát
    8 giờ trước Pháp luật
    Ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội, 2 đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Nhưng các cán bộ, chiến sĩ Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận vẫn ngày đêm truy tìm dấu vết, lần...
  • Quý I/2025: Đảng bộ tỉnh kết nạp được 282 đảng viên mới
    8 giờ trước Chính trị
    Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trong 3 tháng đầu năm 2025 toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 282/2.000 đảng viên đạt tỷ lệ 14,10% chỉ tiêu đề ra, vượt 34 đảng viên so với cùng kỳ năm 2024.
  • Gieo “hạt giống đỏ” từ các trường học
    8 giờ trước Chính trị
    Công tác phát triển Đảng trong học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có chuyển biến tích cực với nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo. Nhiều trường THPT đã chú trọng đào tạo học sinh THPT phát triển một...
  • Đêm ca nhạc ân tình tháng 4 ở Tánh Linh
    8 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Huyện Tánh Linh trước đây là nơi đất rộng người thưa. Sau năm 1975 nhiều bà con từ khắp mọi miền đất nước đến lập nghiệp, đến nay nhiều người trở nên giàu có nhưng vẫn còn hộ nghèo khó. Nhân kỷ niệm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công...
  • Lối ra cho nhà ở thương mại
    8 giờ trước Vấn đề và sự kiện
    Những bất cập trong thực hiện dự án nhà ở thương mại đã có lối ra, khi những “rào cản” đã được tháo gỡ. Trên thực tế triển khai các dự án nhà ở thương mại từ 10 năm trước cho đến nay, có nhiều ý kiến cho rằng đã và đang có sự thiếu...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đi hái “lộc trời”