Theo dõi trên

"Di sản văn hóa cần phải được gắn kết với cộng đồng"

13/01/2022, 19:07

Di sản văn hóa cần phải được gắn kết với cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc và cơ sở sáng tạo những giá trị mới để giao lưu văn hóa.

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng tại hội nghị - hội thảo trực tuyến tổng kết thực hiện Luật Di sản văn hóa diễn ra ngày 12/1. Hội nghị được kết nối trực tuyến với các tỉnh, thành. Tại điểm cầu Bình Thuận ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh chủ trì.

Từ khi Luật Di sản văn hóa đi vào thực hiện đã phát huy vai trò trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, hoạt động bảo tàng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Sở VHTTDL/Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật Di sản văn hóa ở các cấp, các địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau. Trên cả nước, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xếp hạng trên 10.000 di tích cấp tỉnh, thành phố. Bộ VHTTDL đã xếp hạng 3.590 di tích quốc gia và Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng 119 di tích quốc gia đặc biệt. Đồng thời, có trên 4 vạn di tích đã được kiểm kê theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Trong số đó, đã lựa chọn các di tích tiêu biểu để lập hồ sơ khoa học, trình và đã được UNESCO ghi danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Thực hiện quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước 2003, đến nay cả nước có khoảng 7 vạn di sản trên cả nước được kiểm kê, 416 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 14 di sản được UNESCO ghi danh (13 di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách đại diện của nhân loại và 1 di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách cần bảo vệ khẩn cấp). Hiện UNESCO đang xem xét theo lộ trình 2 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã trình trong thời gian vừa qua là nghề làm gốm của người Chăm và nghề làm tranh dân gian Đông Hồ…

Tại Bình Thuận hiện có 72 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng. 25/28 di tích, danh thắng quốc gia và 27/44 di tích cấp tỉnh được đầu tư bảo quản, tu bổ, tôn tạo bằng nguồn ngân sách của nhà nước và kinh phí xã hội hóa do nhân dân đóng góp. Ban Quản lý di tích quốc gia và cấp tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ các di vật, cổ vật lưu giữ, thờ phụng tại di tích. Chưa xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát, trộm cắp, mua bán di vật, cổ vật tại các di tích. Bên cạnh đó có 177 di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài Bảo tàng tỉnh và Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận còn có bảo tàng ngoài công lập được cấp phép hoạt động là Bảo tàng Nước mắm Làng Chài Xưa…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh việc tổng kết, đề xuất xem xét sửa đổi Luật Di sản văn hóa là yêu cầu tất yếu, là vấn đề lớn và hệ trọng. Việc đề xuất, sửa đổi cần cập nhật những luận điểm mới mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định về Luật Di sản văn hóa, đồng thời kế thừa các nghị quyết chuyên đề của Trung ương và Bộ Chính trị về di sản. Di sản văn hóa cần phải được gắn kết với cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc và cơ sở sáng tạo những giá trị mới để giao lưu văn hóa. Vì thế cần nâng cao nhận thức và thể chế hóa, bám sát các quan điểm chỉ đạo cũng như tiếp cận ở góc độ bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di sản, để hệ giá trị di tích, di sản thực hiện vai trò dẫn dắt, quảng bá thương hiệu khẳng định hồn cốt dân tộc. Bên cạnh đó, cần tạo mối quan hệ tương thích, đồng bộ giữa Luật Di sản văn hóa và các bộ luật khác để tạo động lực cho sự phát triển giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành về bảo tồn di tích, bảo tàng, di sản văn hóa phi vật thể. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo từng lĩnh vực cụ thể…

img_6520.jpg
Bình Thuận tham gia cuộc họp trực tuyến hội nghị -hội thảo thực hiện Luật Di sản văn hóa

THÙY LINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàm Tân: Một năm vượt khó
BT- Trước bối cảnh dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của huyện Hàm Tân trong năm 2021 cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong khi đó tại địa phương, Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan phụ trách quản lý nhà nước ở rất nhiều ngành, lĩnh vực nhưng nhân sự chỉ có 4 người (gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 chuyên viên). Do đó, đơn vị này xác định, phải luôn đoàn kết, nỗ lực thực hiện tốt tất cả nhiệm vụ được giao. Nhờ vậy, phong trào văn hóa, th
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"Di sản văn hóa cần phải được gắn kết với cộng đồng"