Theo dõi trên

Giải pháp nào kéo giảm xâm hại trẻ em?

07/10/2020, 08:58

Bài 2: Trang bị kỹ năng cho trẻ

BT - Gia đình tạo nền tảng và các ngành chức năng vào cuộc đồng bộ sẽ góp phần làm giảm đi những vụ xâm hại tình dục trẻ em.

Thiết lập đường dây nóng

Trước tình trạng xâm hại trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, từ năm 2017 đến 30/6/2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 107 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em với tổng số 111 trẻ. Trong đó, chỉ tính riêng số trẻ bị xâm hại tình dục đã lên tới 82 em chiếm tỷ lệ 74%. Đáng báo động hơn, nếu như trước đây trẻ bị xâm hại thường từ 13 - 18 tuổi, thì hiện nay lại xuất hiện rất nhiều vụ việc ở lứa tuổi từ 5 -13 tuổi với mức độ ngày càng nghiêm trọng, phức tạp.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về các vụ việc trẻ em bị xâm hại, Sở Lao động Thương binh vàxã hội sẽ có văn bản đề nghị các địa phương xảy ra vụ việc xác minh thông tin và có những biện pháp hỗ trợ, can thiệp cho trẻ kịp thời. Với những vụ việc xâm hại trẻ em có tính chất phức tạp, nghiêm trọng hoặc chậm trễ xử lý, Sở Lao động Thương binh vàxã hội đã chủ động ban hành các văn bản đề nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương làm rõ vụ việc. Sở Lao động Thương binh và xã hội cũng cử người trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc phòng Lao động Thương binh và xã hội phối hợp với các ngành chức năng tại nơi vụ việc xảy ra vụ việc để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ an toàn cho trẻ em bị xâm hại tình dục.

         

Đẩy mạnh tuyên truyền, trang bị kỹ năng cần thiết

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ tư pháp, hiện nay các ngành chức năng như: Hội Phụ nữ, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức của trẻ em về vấn đề phòng chống xâm hại tình dục. Trong đó, Hội phụ nữ  và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em. Tại đây, các em sẽ được thông tin về tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và hướng dẫn các tình huống, biện pháp, kỹ năng xử lý và phòng tránh nguy cơ bị xâm hại…

Ngành công an có nhiều biện pháp nhằm đấu tranh, xử lý các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em. Với các tin báo tố giác về xâm hại tình dục hay bạo hành trẻ em gây xôn xao dư luận, công an các cấp đã chỉ đạo quyết liệt điều tra, xử lý đúng người, đúng tội. Trong những trường hợp khẩn cấp, lực lượng phản ứng nhanh của Công an tỉnh và công an các địa phương đã thực hiện tốt việc triển khai các biện pháp ngăn chặn hành vi đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của trẻ em. Đoànthanh niên và Hội Phụ nữcông an tỉnh đã chủ động phối hợp với các trường THCS trên địa bàn tỉnh tổ chức 11 buổi tuyên truyền về pháp luật về “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em” và phát 3.150 tờ rơi cho học sinh, giáo viên và nhân dân. Chi hội phụ nữ công an các địa phương tổ chức 170 buổi tuyên truyền “ phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” cho 20.933 cán bộ, học sinh tại 7 trường học và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh…

Một tín hiệu đáng mừng là trong thời gian qua, số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em đã được người dân báo với chính quyền nhiều hơn. Điều này cho thấy rào cản tâm lý đã dần được gỡ bỏ, nhận thức của các em cũng như gia đình được nâng lên. Việc đấu tranh với tình trạng xâm hại trẻ em sẽ vẫn còn dài, đòi hỏi gia đình và toàn xã hội phải cùng chung tay thực hiện những biện pháp bảo vệ con trẻ…

         
         Tính đến thời điểm hiện tại, 100% trẻ bị xâm hại được phát hiện đều    được can thiệp, hỗ trợ theo    nghị định số 56/2017 của Chính phủ. Các em được tiếp cận với    các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề    nghiệp. Từ năm 2017 đến tháng 6/2020 toàn tỉnh đã có 16 trẻ em bị    bạo lực, xâm hại tình dục được hỗ trợ theo quyết định của UBND tỉnh    với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/em, tổng kinh phí hỗ trợ là 48 triệu    đồng.

NguyỄn Luân

Box:



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải pháp nào kéo giảm xâm hại trẻ em?