Theo đó, tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2025 có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong tổng số 4 xã đăng ký gồm: Phong Phú (Tuy Phong), Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc), Tân Thắng (Hàm Tân) và La Ngâu (Tánh Linh). Đồng thời, có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, từ 14 xã đăng ký trên toàn tỉnh gồm: Phước Thể (Tuy Phong), Hòa Thắng và Hồng Phong (Bắc Bình), Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết), Hồng Sơn và Hàm Phú (Hàm Thuận Bắc), Tân Bình (thị xã La Gi), Tân Xuân (Hàm Tân), Gia An (Tánh Linh), Đa Kai và Đức Tín (Đức Linh), Tam Thanh, Long Hải và Ngũ Phụng (Phú Quý).
.jpg)
.jpg)
Xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Tỉnh đặt mục tiêu có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong tổng số 8 xã đăng ký, gồm: Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc), Hàm Minh (Hàm Thuận Nam), Tân Đức (Hàm Tân), Tân Phước (thị xã La Gi), Bắc Ruộng (Tánh Linh), Tân Hà và Đức Hạnh (Đức Linh), Tam Thanh (Phú Quý).

Camera ánh sáng an ninh đường giao thông nông thôn ở Hàm Tân.
Về cấp huyện, tỉnh phấn đấu có thêm 3 đơn vị đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gồm: huyện Tánh Linh, thị xã La Gi và TP. Phan Thiết. Đồng thời, có 1 đơn vị đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao là Đức Linh.
UBND tỉnh yêu cầu các địa phương và sở, ngành liên quan phân công rõ trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân; nghiêm túc rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện. Các sở, ngành được giao phụ trách địa bàn cần chủ động phối hợp với địa phương để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn triển khai chương trình đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả và bền vững.