Theo dõi trên

Hàm Thuận Nam: Ứng phó nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

22/04/2024, 05:05

Hiện nay cùng với hạn hán, thiếu nước, Hàm Thuận Nam vẫn là 1 trong số 3 địa phương trên địa bàn tỉnh được cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp V (cực kỳ nguy hiểm). Vì vậy, việc tổ chức ứng trực canh phòng 24/24 giờ tại các khu vực trọng điểm cháy, chòi canh và ngoài hiện trường rừng, nhất là vào giờ cao điểm đang được địa phương và lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt.

z5368207423452_9b93ce67e49353681bc4bd5c8cb68f56.jpg
Hiện trạng một góc rừng mùa khô tại Hàm Thuận Nam.

Đến các vùng rừng ở Hàm Thuận Nam thời điểm này, không khó để cảm nhận được sự khô khốc của những cánh rừng đang thiếu nước, rụng lá. Dưới điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, lại đang gặp hán hán, thiếu nước, chắc chắn công tác phòng chống cháy rừng của địa phương và lực lượng chức năng lại càng thêm nặng nề. Riêng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (Tà Cú), từ đầu mùa khô đến nay, trên lâm phần quản lý xảy ra 9 trường hợp cháy (chảy nhỏ với diện tích 100 - 300 m2) ven rừng và trong rừng chủ yếu cháy thực bì dưới tán rừng, do phát hiện sớm, tổ chức dập cháy kịp thời nên không ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

z5333670414483_a6555480752688c15ef23a958e0f531d.jpg
Một góc rừng tại BQL Khu BTTN Tà Cú được dập lửa kịp thời sau đám cháy nhỏ.

Đáng chú ý, do đặc thù khí hậu khô nóng nên phần lớn diện tích thực bì ở khu vực rừng tự nhiên cũng như rừng trồng rất nhanh khô và dễ cháy, đặc biệt là vào mùa cao điểm từ tháng 1- 5 hằng năm. Chính vì vậy, ngay từ đầu mùa khô 2024, đơn vị đã rà soát, thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng, đồng thời tiến hành thiết kế, thi công các công trình phòng chống cháy như phát dọn, phát đốt thực bì, cày băng trắng cản lửa, chuẩn bị các công cụ, dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng… nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất để thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên lâm phần quản lý.

z5368201993166_7999ebcc7410023a468c1a4bd3109ccb.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng và lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại BQL Khu BTTN Tà Cú.

Theo ông Hà Văn Tuấn – Phó Giám đốc phụ trách BQL Khu BTTN Tà Cú, đơn vị đã hoàn thành việc thi công công trình PCCCR với tổng diện tích 220,628 ha; tổng chiều dài băng phòng chống cháy là 223.276 m. Đặc biệt trong thời kỳ cao điểm hiện nay, các trạm bảo vệ rừng thường bố trí người lên chòi canh lửa vào giờ cao điểm. Cùng với đó, tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng, trực chỉ huy PCCCR 24/24 giờ, cử lực lượng thường xuyên có mặt trên tháp canh lửa để phát hiện và cảnh báo kịp thời khi có cháy rừng xảy ra. Song song, tiếp tục thực hiện tốt tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.

z5368206051896_604f1ae12c58d49ca0adaab812436233.jpg

Mốc tuyến băng phòng cháy rừng tại BQL RPH Sông Móng - Ca Pét, Hàm Thuận Nam.

Ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam cho biết, toàn huyện hiện có khoảng 43.000 ha rừng, gồm rừng tự nhiên, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Vào các tháng mùa khô trong năm, huyện đã chỉ đạo các ngành, nhất là kiểm lâm, các chủ rừng có phương án phòng cháy chữa cháy, trong đó có đốt chần, chặn ranh, cày ranh để đảm bảo khoảng cách cháy vào rừng. Đồng thời chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con tham gia tích cực phòng cháy chữa cháy rừng, hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy rừng trên địa bàn. Đặc biệt, trong điều kiện nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng càng cao, huyện đã giao các chủ rừng và các lực lượng khác tham gia ngăn chặn ngay từ đầu. Tăng cường lực lượng bảo vệ rừng các xã phối hợp các đơn vị chủ rừng, hoạt động tuần tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục đặc biệt là các khu vực trọng điểm và vùng giáp ranh.

z5299348111160_1464068fa32d15057bf8336b1ba39447.jpg
Tuần tra bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng tại Hàm Thuận Nam.

Trong thời gian cao điểm phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hiện nay, trong chuyến kiểm tra công tác chống hạn và phòng chống cháy rừng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã yêu cầu UBND huyện Hàm Thuận Nam và các ngành chức năng có liên quan phải xác định cụ thể các vùng trọng điểm theo cấp dự báo cháy rừng; triển khai kịp thời các giải pháp phòng chống cháy rừng với mục tiêu phòng là chính.

Cùng với đó, thường xuyên tuần tra, kiểm soát các khu vực có nguy cơ cháy cao, theo dõi và thông báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn huyện. Phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong thời kỳ cao điểm mùa khô; kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn.

K. HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Ngăn chặn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép và phòng cháy chữa cháy rừng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đến UBND các huyện, thị xã, thành phố và một số đơn vị liên quan, đề nghị tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên lâm phận quản lý.
Nổi bật
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 – 1/5/2024): Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng
Đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta sinh ngày 1/5/1904 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dù đồng chí hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng Đảng và Nhân dân ta luôn nhớ tới đồng chí, nhớ tới những đóng góp to lớn của đồng chí với sự nghiệp cách mạng, nhớ tới người Cộng sản bất khuất, kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và Nhân dân.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàm Thuận Nam: Ứng phó nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm