Theo dõi trên

Hỗ trợ thiết thực cho hoạt động xúc tiến thương mại

12/06/2023, 05:42

Giữa tháng này (từ 16/6/2023), Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Thuận vừa được ban hành theo Quyết định của UBND tỉnh sẽ chính thức có hiệu lực. Qua đó hướng đến hỗ trợ thiết thực cho hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là về quảng bá sản phẩm lợi thế của tỉnh cũng như thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ vào thời gian tới.

Quy chế mới có hiệu lực sẽ thay thế Quyết định trước đó (tháng 6/2016) của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Thuận. Theo đó, chương trình này được xây dựng trên cơ sở định hướng tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển ngoại thương lẫn thị trường trong nước, thương mại miền núi, hải đảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ đã được UBND tỉnh phê duyệt. Nhất là về định hướng phát triển sản phẩm lợi thế, chủ lực của Bình Thuận như thủy sản, thanh long, cao su, đồ gỗ, may mặc… đồng thời mở rộng xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu thị trường trong lẫn ngoài nước. Thông qua đó góp phần khuyến khích và nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh các sản phẩm lợi thế ở địa phương…

z4087539508814_64a880f099aaab543601070cc2b09dcb.jpg
z4087543932303_c6ba2e9b8a7d156c17e2c40a29a975b9.jpg
Các sản phẩm lợi thế, chủ lực của Bình Thuận được đẩy mạnh quảng bá ra thị trường trong lẫn ngoài nước (Ảnh minh họa). 

Như vậy tới đây khi Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Thuận có hiệu lực thì việc quảng bá hình ảnh sản phẩm lợi thế của địa phương ra thị trường trong, ngoài nước sẽ được hỗ trợ 70% chi phí theo hợp đồng. Bao gồm chi phí thiết kế, xây dựng kế hoạch, nội dung truyền thông hoặc sản xuất, xuất bản, phát hành trong nước và nước ngoài để giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm lợi thế của tỉnh. Trường hợp mời đại diện cơ quan truyền thông trong và ngoài nước đến Bình Thuận thực hiện bài viết, làm phóng sự trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet nhằm quảng bá cho sản phẩm lợi thế của tỉnh theo hợp đồng trọn gói được hỗ trợ 70% chi phí sản phẩm truyền thông hoàn thành (được phát sóng hoặc đăng bài).

Chương trình cũng tính đến hỗ trợ thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa. Cụ thể: Hợp đồng trọn gói với chuyên gia tư vấn được hỗ trợ 70% chi phí sản phẩm tư vấn hoàn thành, trường hợp tổ chức cho chuyên gia gặp gỡ, phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 100% chi phí thuê hội trường, thiết bị, trang trí, tài liệu, biên dịch, phiên dịch, phương tiện đi lại, lưu trú cho chuyên gia (mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung này là 2 triệu đồng/1 đơn vị tham gia).

Việc tổ chức hoạt động bán hàng, thực hiện chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, khu đô thị thông qua doanh nghiệp kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn theo quy định được xem xét hỗ trợ 70% các khoản chi phí (tối đa 105 triệu đồng/1 đợt bán hàng). Hay như tổ chức phiên chợ hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo cũng được hỗ trợ 100% các khoản chi phí (tối đa 150 triệu đồng/1 phiên, riêng phiên chợ đưa hàng Việt ra hải đảo là 200 triệu đồng/1 phiên).

Theo quy chế, Sở Công Thương là cơ quan được giao trách nhiệm quản lý chương trình này, còn đơn vị chủ trì thực hiện gồm: Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương), các đơn vị được UBND tỉnh giao chức năng, nhiệm vụ xúc tiến thương mại trên địa bàn Bình Thuận. Trong khi đối tượng tham gia là doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng, hộ kinh doanh cá thể thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có ngành nghề, thị trường, mặt hàng, sản phẩm phù hợp với mục tiêu của chương trình.

Đ.QUỐC


(0) Bình luận
Bài liên quan
Kinh tế ban đêm: Cần thí điểm để tạo bước đi đầu tiên
Kinh tế ban đêm đang dần trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế mới. Thông qua đó, thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nghề kinh doanh, cả truyền thống và phi truyền thống; tận dụng tối đa thời gian để gia tăng các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.
Nổi bật
 Cử tri xã Thuận Minh: 
Kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến chế độ người có công
BTO-Tiếp tục chương trình làm việc, chiều ngày 8/5, bà Phạm Thị Hồng Yến - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Thuận Minh – huyện Hàm Thuận Bắc trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri các kỳ tiếp xúc trước. Cùng dự buổi tiếp xúc còn có lãnh đạo chính quyền địa phương, đại diện các sở, ban, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hỗ trợ thiết thực cho hoạt động xúc tiến thương mại