Theo dõi trên

Kinh tế ban đêm: Cần thí điểm để tạo bước đi đầu tiên

01/06/2023, 06:07

Kinh tế ban đêm đang dần trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế mới. Thông qua đó, thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nghề kinh doanh, cả truyền thống và phi truyền thống; tận dụng tối đa thời gian để gia tăng các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.

Kinh tế ban đêm sẽ kéo dài thời gian lưu trú của du khách, góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước.

"Kinh tế ban đêm" được hiểu là tất cả những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 18h cho đến 6h sáng hôm sau, giải trí ban đêm (gồm các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện), du lịch ban đêm (hoạt động tham quan ở các địa điểm tập trung khách du lịch), dịch vụ ẩm thực ban đêm (gồm: nhà hàng, quán bar...), và các hoạt động mua sắm (các chợ đêm, khu mua sắm, thương mại…).

Đi thuyền và thả đèn trên sông Hoài (Hội An, Quảng Nam).

Những hình thức kinh tế đêm phổ biến ở những điểm đến này bao gồm: các khu chợ đêm, phố ăn đêm, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, các tuyến phố đi bộ, các tuyến phố dịch vụ ẩm thực như Tạ Hiện (Hà Nội) hoặc Bùi Viện (TP. Hồ Chí Minh)...

Một số giải pháp tạo bước đi đầu tiên, hướng đến nền kinh tế 24h trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Giải pháp đầu tiên quan trọng nhất là tuyên truyền, phổ biến tạo sự đồng thuận của người dân và khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động kinh tế ban đêm, với vai trò vừa là người cung cấp vừa là người trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Thứ hai là xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế ban đêm tại các cơ sở du lịch có điều kiện, năng lực cùng tham gia triển khai thực hiện. Thứ ba là ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, hệ thống chiếu sáng, vỉa hè, trồng cây xanh…

Phố đêm Bùi Viện (Quận 1, TP.HCM)

Thứ tư là về địa điểm phát triển kinh tế ban đêm: Căn cứ tình hình thực tế, mỗi địa phương có điều kiện có thể chọn 1 địa điểm (khu vực) để triển khai mô hình thí điểm phát triển kinh tế ban đêm gắn với tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa để thu hút người dân, du khách đi dự sự kiện kết hợp mua sắm, ăn uống, tham quan. Có thể triển khai thực hiện trước ở TP. Phan Thiết, huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam và thị xã La Gi.

Thứ năm là tổ chức thí điểm mô hình kinh tế ban đêm tại khu vực dọc 2 bên đường Nguyễn Đình Chiểu (từ Khu du lịch Cà Ty đến Khu du lịch Sài Gòn - Mũi Né), phường Hàm Tiến, TP. Phan Thiết để đánh giá hiệu quả, nhân rộng. Trong đó, lưu ý quy hoạch các tuyến đường giao thông kết nối, bãi đỗ xe phù hợp và tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật để thu hút du khách.

Đường Nguyễn Tất Thành dịp Tết Nguyên đán 2023 (Phan Thiết)

Đồng thời, nghiên cứu thêm 1 khu vực để phát triển kinh tế ban đêm tại trung tâm TP. Phan Thiết (nghiên cứu trục đường Nguyễn Tất Thành - Lê Duẩn, 2 bên bờ sông Cà Ty…).

NGUYỄN TRỌNG NGHĨA


(2) Bình luận
Bài liên quan
Các công trình thủy lợi: Hiện thực hóa khát vọng giải “cơn khát” cho đất và người Tuy Phong
Tuy Phong những ngày này nắng gắt, hanh hao khó tả. Đây được xem là nét đặc trưng của vùng đất “thiếu mưa, thừa nắng” vào mỗi độ hè về. Trải qua 40 năm tái lập, giờ đây huyện nhà đã và đang không ngừng vượt khó, vươn lên.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế ban đêm: Cần thí điểm để tạo bước đi đầu tiên