Tại chùa Hiến (thuộc phố Hiến, phường Hồng Châu, tỉnh Hưng Yên) hiên nay vẫn còn lưu giữ cây nhãn tổ có tuổi thọ lên tới 300 năm. Theo lời kể của những cụ già nơi đây, quả nhãn từ cây nhãn tổ được dùng để đem lễ Phật, cúng Thành Hoàng Làng và dâng lên vua. Sau này, người dân đã xin hạt của cây nhãn tổ mang đi trồng ở khắp các huyện ở Hưng Yên.
Vào đầu tháng 4 hàng năm, hoa nhãn bắt đầu nở. Nhìn từ xa mỗi cây nhãn vàng rự như những mâm xôi…
Hoa nhãn có rất nhiều mật nên loài ong thường tìm đến hút mật
Nên mùa hoa nhãn cũng là mùa những người nuôi ong khắp miền bắc về đây chăn ong, lấy mật.
Tiếng vo ve phát ra từ đôi cánh của những chú ong tạo nên một bản nhạc du dương mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức.
Trước khi lấy tổ ong, người ta phải xịt khói để không bị ong đốt.
Trước khi quay mật, người ta dùng dao cắt những chỗ có mật để khi quay không ảnh hưởng đến con non trong tổ.
Tổ ong được xếp vào máy quay li tâm để quay lấy mật.
Quay ong là một nghệ thuật. Người quay máy ly tâm phải tính được số vòng quay của máy sao cho lấy hết mật và không ảnh hưởng nhiều đến ong non trong tổ.
Sau khi quay, từng dòng mật ong vàng óng sẽ được cho vào chai xuất đi khắp cả nước.
Cây nhãn ở Hưng Yên từ lâu đã vượt qua giới hạn của một cây kinh tế. Cây nhãn đã trờ thành nơi lưu giữ những kỷ niệm về thời tuổi thơ khốn khó mà yên bình…
Nguyễn Luân