Theo dõi trên

Hưởng ứng Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân: Phát triển bảo hiểm xã hội vì mục tiêu an sinh xã hội

11/05/2023, 09:45

BTO- Theo Quyết định số 1676 ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH, chọn tháng 5 hàng năm là tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân.

Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện

Hiện nay, chính sách BHXH được thực hiện với hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó, chính sách BHXH bắt buộc có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với người lao động (NLĐ) mà còn cả với doanh nghiệp (DN). Chính sách BHXH ngoài việc giúp NLĐ ổn định cuộc sống ngay khi đang làm việc, còn trợ giúp NLĐ khi không còn khả năng lao động thông qua thụ hưởng các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Còn đối với doanh nghiệp, việc NLĐ được tham gia chính sách BHXH đầy đủ sẽ có thêm động lực để phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính sách BHXH, BHYT do Nhà nước tổ chức, thực hiện, hoạt động vì mục đích ASXH, nhằm bảo đảm mọi công dân đều được thụ hưởng các quyền lợi an sinh và được khám chữa bệnh (KCB), hưởng quyền lợi các dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc… do quỹ BHYT chi trả.

Cùng với BHXH bắt buộc thì chính sách BHXH tự nguyện được khởi xướng từ năm 2008 nhằm tạo cơ hội cho mọi NLĐ ở khu vực phi chính thức được tham gia BHXH. Chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện đã đem lại lợi ích rất rõ, giúp tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được chính sách hưu trí và được cấp thẻ BHYT miễn phí khi hết tuổi lao động. Mức hưởng lương hưu không phải cố định mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế để đảm bảo cuộc sống người hưởng lương hưu. Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã thực hiện 22 lần điều chỉnh lương hưu. Do đó, người hưởng lương hưu luôn có cuộc sống ổn định.

Tại Bình Thuận trong hơn 5 năm qua thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TWsố người tham gia BHXH tăng trưởng hàng năm: Năm 2018 là 95.581 người, đến năm 2022 là 107.921 người, tăng 12,9% so với năm 2018, tỷ lệ tăng bình quân 3,22%/năm (trong đó tham gia BHXH tự nguyện năm 2018 là 1.254 người, đến năm 2022 là 10.623 người, tăng 8,47 lần). Tỷ lệ bao phủ BHXH bằng 14,46% lực lượng lao động (LLLĐ) trong độ tuổi, trong đó BHXH tự nguyện đạt 1,58% (vượt chỉ tiêu Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra). Đến đầu tháng 5/2023 tỷ lệ bao phủ BHXH đạt 15,65 % LLLĐ, trong đó BHXH tự nguyện chiếm 1,43% LLLĐ.

Tuy nhiên, các địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách BHXH, như: Tỷ lệ bao phủ BHXH vẫn còn thấp so với mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự chủ động, quyết liệt, kịp thời, nên hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền, vận động để người dân tiếp cận, nắm bắt kịp thời thông tin về chính sách BHXH đôi lúc, đôi nơi chưa sâu rộng, nội dung chưa thật sự phù hợp. Những đơn vị mới thành lập chưa quan tâm đến chế độ, chính sách BHXH, nên không đăng ký tham gia đóng bảo hiểm cho NLĐ. Mức hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp; chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn

Để khắc phục những hạn chế nói trên, ngành BHXH đang tích cực phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tăng số người tham gia BHXH. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách BHXH, BHYT; động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm người dân, người lao động và người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước. Tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa to lớn của việc tham gia BHXH, BHYT. Thực tế đã minh chứng, thời gian qua, nhiều người có thẻ BHYT bị mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng đã được quỹ BHYT chi trả hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng chi phí KCB BHYT. Nhờ đó giúp nhiều người bệnh có thêm động lực, niềm tin tiếp tục điều trị bệnh, giúp nhiều gia đình không bị tái nghèo do không phải chi trả các khoản chi phí “lớn” của việc KCB cho người thân. Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ BHXH tự nguyện chính sách ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tham gia BHXH tự nguyện, người dân không chỉ được hỗ trợ mức đóng mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực. Để chính sách hấp dẫn hơn, thu hút nhiều người tham gia, mới đây tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các cơ quan chức năng đề xuất mở rộng, bổ sung chế độ, tăng quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện. Theo dự thảo Luật, số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí sẽ giảm từ 20 năm xuống 15 năm. Mặt khác, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng đề xuất bổ sung chế độ thai sản vào nhóm quyền lợi mà người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng khi lao động nữ sinh con hoặc khi lao động nam đang đóng BHXH mà có vợ sinh con…

N. HOÀNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
“Thẻ vàng” bảo vệ sức khỏe
Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật. Ví thẻ này như “thẻ vàng” để bảo vệ sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình mà không thể thiếu trong đời sống.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hưởng ứng Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân: Phát triển bảo hiểm xã hội vì mục tiêu an sinh xã hội