Làm việc với Đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Hoài Anh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận TQVN , các tổ chức chính trị xã hội tỉnh.
Thời gian qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn xác định bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phải được gắn kết chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, thường xuyên đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, hành động quyết liệt, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn tỉnh giảm còn 1,15% (năm 2003 là 4,3%), bình quân mỗi năm giảm 0,94%, chỉ còn 1 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Hiện có 71/93 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 3 xã nông thôn mới nâng cao và tiếp tục duy trì 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến khá toàn diện, hệ thống hạ tầng “điện, đường, trường, trạm” được quan tâm đầu tư…
Hàng năm, trên cơ sở nghiên cứu các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và chính sách, pháp luật Nhà nước, HĐND tỉnh đã cụ thể hóa, ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo đúng quy định pháp luật và đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi chính đáng nhân dân. Đặc biệt nhiều vấn đề được nhân dân đồng thuận, hưởng ứng như huy động nguồn lực xây dựng hệ thống thủy lợi, phục vụ phát triển sản xuất; phát huy dân chủ, vận động nhân dân thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A, đoạn đi qua địa bàn tỉnh (năm 2013 - 2014) có chiều dài gần 170km; thực hiện quy chế dân chủ trong triển khai một số dự án trọng điểm của tỉnh…
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh thông tin thêm: Bình Thuận nhất quán quan điểm tất cả các việc làm đều xuất phát từ quyền lợi, lợi ích người dân. Tỉnh đã xác định 3 trụ cột kinh tế là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Đến nay trong các lĩnh vực đều có sự khởi sắc và bứt phá. UBND tỉnh thường xuyên tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến nguyện vọng người dân, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc và thông tin lại những chủ trương chính sách của tỉnh. Cùng với đó, quan tâm chương trình phát triển nhà ở, quy hoạch xây dựng, triển khai hàng loạt công trình trọng điểm đúng tiến độ, dự án phục vụ văn hóa, xã hội vì đời sống của người dân…
Làm rõ bài học “Lấy dân làm gốc” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể của tỉnh cũng đã thảo luận, dẫn chứng nhiều bài học, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình hoạt động.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hoài Anh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định: Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong quá trình thực hiện chú ý tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời sửa đổi, bổ sung, khắc phục hạn chế, thiếu sót nhằm phát huy toàn diện nguồn lực trong nhân dân. Đặc biệt năm 2022, Tỉnh ủy Bình Thuận (khóa XIV) tiếp tục ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về một số chủ trương, giải pháp nâng cao đời sống nhân dân tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định rõ quan điểm: Lấy người dân làm trung tâm của sự phát triển, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân… Ngoài ra, việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách được triển khai rộng rãi bằng nhiều hình thức phù hợp và khi ban hành chính sách đều lấy ý kiến của nhân…
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho rằng, hiện một số văn bản pháp luật và văn bản dưới luật còn chồng chéo, chưa đồng bộ. Qua quá trình rà soát, giải quyết vướng mắc trong tỉnh có 72% vụ việc liên quan đến vấn đề đất đai. Vì vậy mong muốn các văn bản dưới luật sớm được ban hành và đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần cải cách hành chính, nâng cao niềm tin và giải quyết bức xúc nhân dân. Chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ năng lực, chuyên nghiệp, trách nhiệm…
Qua nắm thông tin từ khảo sát thực tế ở xã Phú Lạc, Phước Thể (Tuy Phong) và thảo luận của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành, đồng chí Nguyễn Lam ghi nhận những kết quả Bình Thuận đạt được trong vận dụng bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”. Qua đây tiếp thu các thông tin, ý kiến của đại biểu đóng góp, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, bổ sung vào đề tài.