Theo dõi trên

Kho bạc Nhà nước Bình Thuận với mô hình “Kho bạc 3 không”

31/01/2024, 08:20

KBNN Bình Thuận từng bước thực hiện các mục tiêu để hiện thực hóa mục tiêu "Kho bạc 3 không" (không tiền mặt, không khách hàng giao dịch trực tiếp, không chứng từ giấy).

Trong mục tiêu này, thanh toán không dùng tiền mặt chính là bước đi đầu tiên, thực hiện phương thức thanh toán này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian; đảm bảo an toàn chính xác, giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý.

z5121834243961_efdfe7fe1aa7afe793d4b7158567582f.jpg
Kho bạc nhà nước Bình Thuận đã không còn khách đến giao dịch trực tiếp.

KBNN Bình Thuận thực hiện ký kết thỏa thuận về quy trình phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử giữa KBNN với các ngân hàng thương mại. Hệ thống KBNN cũng tiếp tục hoàn thiện kết nối liên thông giữa các hệ thống, chương trình cơ quan Thuế, Hải quan, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia (IPBS)… Bên cạnh các khoản thu ngân sách, các khoản thu phạt vi phạm hành chính bằng tiền mặt cũng được nộp trực tiếp và không phải trả phí nộp tiền tại các điểm giao dịch của các ngân hàng thương mại (NHTM) nơi KBNN đã ủy nhiệm thu. Năm 2023 vừa qua, KBNN Bình Thuận đã không còn thực hiện giao dịch bằng tiền mặt tại trụ sở của 9 KBNN huyện, thị xã và trụ sở KBNN Bình Thuận.

Về mục tiêu không khách hàng giao dịch trực tiếp, không chứng từ giấy, KBNN Bình Thuận đã triển khai các dịch vụ công trực tuyến, gửi hồ sơ điện tử từ xa để KBNN kiểm soát tự động, chuyển sang thanh toán tự động… Năm 2023 là năm thứ 4, KBNN Bình Thuận triển khai Dịch vụ công trực truyến (DVCTT), hiện tại đang ở cấp độ 4 với 100% chứng từ được tiếp nhận và xử lý trên ứng dụng DVCTT. Dấu ấn đặc biệt của năm 2023 là triển khai thanh toán tự động với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông; Hóa đơn dịch vụ của tất cả các ĐVSDNS được KBNN Bình Thuận thực hiện thanh toán, đồng thời rút ngắn thời gian giao dịch từ 1 ngày với rất nhiều người tham gia kiểm soát xuống còn khoảng từ 30 phút đến 60 phút và không cần con người can thiệp; nguồn lực con người được chuyển từ thực thi sang kiểm tra, đối soát; đây là tiền đề để KBNN Bình Thuận chuyển từ nhiệm vụ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Với những giải pháp nêu trên, KBNN Bình Thuận đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ công trực tuyến… để tạo thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có giao dịch kho bạc. Đến thời điểm hiện tại, trong ngày làm việc, tại trụ sở làm việc của 9 KBNN huyện, thị xã và trụ sở KBNN Bình Thuận đã không còn cảnh xếp hàng chờ đợi, hoàn toàn không có giao dịch thu chi bằng tiền mặt; toàn bộ hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước qua hệ thống KBNN đều được thực hiện dưới hình thức thanh toán điện tử. Những công việc này rất thuận tiện cho khách hàng giao dịch, giúp khách hàng không phải đi lại, tiết kiệm chi phí, thời gian và góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư công.

Cùng với những giải pháp trên, KBNN Bình Thuận còn triển khai giao dịch trên dịch vụ công trực tuyến của KBNN, đáp ứng mục tiêu cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác kiểm soát chi, rút ngắn thời gian, minh bạch về quy trình, hồ sơ chứng từ và nội dung kiểm soát. Sau 4 năm thực hiện, 100% ĐVSDNS đã tham gia dịch vụ công trực tuyến khi giao dịch với kho bạc (trừ khối an ninh - quốc phòng). Năm 2023, có 360.000 hồ sơ được tiếp nhận và xử lý qua DVCTT. Các hoạt động giao dịch của KBNN được triển khai 24/7 gồm cả ngày nghỉ, lễ với số lượng giao dịch chi NSNN qua dịch vụ công đạt 100%, bình quân mỗi tháng có 30.000 chứng từ được tiếp nhận và kiểm soát chi qua DVCTT.

Có thể thấy, KBNN Bình Thuận đã nỗ lực để hướng tới hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động kho bạc. Việc thực hiện theo đúng mục tiêu “Kho bạc 3 không” không chỉ nỗ lực từ phía KBNN mà cần sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị sử dụng ngân sách, để cùng hướng tới mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2024, hy vọng KBNN Bình Thuận sẽ hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của ngành KBNN, của địa phương; góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Bình Thuận.

TRẦN HỒNG HÀ


(1) Bình luận
Bài liên quan
Chỉ có con đường chuyển đổi số
Kế hoạch nhằm giúp các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh được lên môi trường số, tiếp cận thiết bị thông minh sử dụng mạng 4G/5G, thay thế cho mạng 2G xuất hiện từ thập niên 90, vốn gắn liền với điện thoại “cục gạch”.
Nổi bật

Phê duyệt hơn 9,6 tỷ đồng sửa chữa Trung tâm Đào tạo, huấn luyện và thi đấu tỉnh
BTO-Chiều 1/11, ông Huỳnh Ngọc Tâm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho hay, Sở kế hoạch và đầu tư đã ký quyết định phê duyệt dự án Sửa chữa Trung tâm Đào tạo, huấn luyện và thi đấu Thể dục thể thao tỉnh (cơ sở 2, đường Hải Thượng Lãn Ông). Dự án này sẽ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kho bạc Nhà nước Bình Thuận với mô hình “Kho bạc 3 không”