Theo dõi trên

Kinh tế tư nhân thành phần không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã hội

13/10/2023, 10:39

Kinh tế tư nhân được xác định là một giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Chưa có một nước nào thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường lại thiếu khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân như một động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển trên nền kinh tế thị trường.

Chủ động và sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủ trương hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển trong đó có chính sách đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phần kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm (khóa IX), Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết số 14 khóa XI của Đảng đã khẳng định: “Phát triển các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trong của nền kinh tế”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục khẳng định phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, “Thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân”. Đây là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, vừa phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới. Khẳng định vai trò, động lực quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong hội nhập quốc tế. Kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh du lịch, khu đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại và dịch vụ… Thực hiện các nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua mặc dù nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng gặp không ít khó khăn do đại dịch Covid–19 và sự suy thoái kinh tế thế giới, chính vì thế các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng đang bị ảnh hưởng bởi những yếu tố này. Nhưng với những lợi thế riêng của mình, thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động và có nhiều biện pháp sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, bán sát thị trường nên vẫn tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và đóng góp rất to lớn cho sự phát triển của tỉnh.

dsc_7398.jpg
Nguồn lực mạnh từ du lịch (ảnh tư liệu)

Một trong những lĩnh vực đến từ nguồn lực tư nhân mạnh nhất trên địa bàn tỉnh đó là đầu tư về du lịch. Đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 380 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 70.220 tỷ đồng, trong đó có 22 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn hơn 11.230 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú được đầu tư chủ yếu cũng từ nguồn lực kinh tế tư nhân.

Đến những nỗ lực từ các doanh nghiệp

Mục tiêu của tỉnh luôn đặt ra là, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 8.000 doanh nghiệp và đến năm 2030 có khoảng 11.000 doanh nghiệp hoạt động. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân (bao gồm cả cơ sở kinh doanh cá thể) vào GRDP đến năm 2025 đạt khoảng 60%, năm 2030 đạt khoảng 65%. Năng suất lao động tăng từ 5%/năm.

hinh-dang-1.jpg
Nỗ lực của doanh nghiệp đóng góp vào thành tựu chung cho sự phát triển (ảnh tư liệu)

Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tỉnh với doanh nghiệp cả nước. Mục tiêu ấy có đạt được hay không đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, bên cạnh đó doanh nghiệp tư nhân cũng phải được tăng cường hỗ trợ của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, các địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển hiệu quả, bền vững. UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại chuyên đề, thông qua đó tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh tới cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân. Các ngành chức năng tích cực nắm tình hình, tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp hội viên để kiến nghị với các sở, ngành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương về cải cách thủ tục hành chính, chương trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp, các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và việc quy hoạch phát triển doanh nghiệp. bên cạnh đó các doanh nghiệp tổ chức liên kết, tập hợp các doanh nghiệp khu vực tư nhân hỗ trợ nhau trong sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tích cực tìm kiếm nguồn lực, xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển…

THANH QUANG


(1) Bình luận
Bài liên quan
Hàm Tân tập trung đầu tư xây dựng cơ bản
Triển khai nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản, đến nay Hàm Tân đã tập trung thực hiện đem lại những kết quả đáng ghi nhận, đồng thời hướng tới khởi công nhiều công trình mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương…
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế tư nhân thành phần không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã hội