Theo dõi trên

Kờ - Lúc… chờ sáng

06/03/2025, 05:25

...Những tia nắng vàng chạy rong ruổi ở góc núi, những bóng người khòm lưng trĩu nặng âu lo. Chân núi là điểm tựa của những vách nhà cũ kĩ, ngả nghiêng như đời người. Nghèo khó khiến người ta mệt mỏi, để rồi tưởng chừng sẽ chóng quên, để tự khỏa lấp bằng những nụ cười. Nụ cười của người Raglay mong manh, chờ sáng!

Bấp bênh

Tiếng gà gáy sáng vọng lại từ phía cánh rừng. Thôn Kờ - Lúc của xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, bắt đầu một ngày mới. Thôn Kờ - Lúc có 210 hộ với 700 khẩu lọt thỏm và gần như tách biệt. Tựa lưng vào chân núi, đời sống làm nông, nhưng chủ yếu là làm thuê vì chẳng có ruộng.

img_9543.jpeg
Căn nhà của vợ chồng Mơ Nhẽo.

Mơ Nhẽo, sinh năm 1977, đang lấp ló sau cánh cửa của căn nhà, gọi thế thôi, nhưng mưa rừng có thể xuyên xuống những lỗ hổng trên chiếc giường tre mỗi khi ập đến. “Có những đêm mưa, bất chợt chị và con trai nhỏ phải ngồi. Chứ mưa tạt vào khắp nơi”. Từ hồi lấy chồng, theo chồng về Kờ – Lúc, dắt díu đùm bọc nhau để nuôi con. Ông xã chị Mơ Nhẽo công việc chính là tận thu những cây le già, cứ nửa tháng về một lần, công việc ấy giúp anh nuôi vợ con. Tiếc là lần này, không gặp được vì anh và những chàng trai trong làng đã lên núi. “Cứ nửa tháng về, bán xong ổng lại cùng trai làng đi tiếp” – Mơ Nhẽo cho biết.

Chị ở nhà, ai kêu gì làm nấy, hái điều, bẻ bắp. Ở đây phụ nữ đều vậy, bữa có bữa không, cứ làm ngày họ trả 100.000 – 200.000 đồng. vừa sinh hoạt vừa để dành đau ốm. Năm mười bữa họ kêu làm thì làm, không có thì ở nhà, thế thôi.

img_9541.jpeg
Mơ Nhẽo - Người phụ nữ ở lại làng với công việc làm thuê.

Kờ - Lúc có 49 hộ nghèo, 22 hộ cận nghèo. Đời sống chật vật và bấp bênh, gần như không có đất sản xuất, họ sống bằng làm thuê là chính. “May có Nhà nước hỗ trợ, thỉnh thoảng cho gạo, các đoàn từ thiện cho, đắp đổi để dành. Đi làm chủ yếu tích lũy cho việc chi trả tiền điện nước sinh hoạt, có tháng không có ai kêu làm” - mẹ đơn thân Trần Thị Diễm vừa ngồi giặt đồ vừa trò chuyện với chúng tôi.

27 tuổi - một mình Diễm nuôi 2 con, và thêm đứa cháu. Lấy chồng xong rồi gãy gánh, cô gái trẻ vẫn chịu khó trong thiếu hụt của cuộc sống. “Ở đây bà con không ai có đất đâu, họ đều đi làm thuê cho mấy hộ ở xóm ngoài. Vào mùa nào, họ kêu mình làm mùa đó, trả công ngày, cơm mình tự dở mang theo” – Diễm nói.

img_9531.jpeg

Bà Trần Thị Ga – 62 tuổi, người phụ nữ cô độc của làng không con cái, lang thang trên đoạn đường về với mấy phần bánh của đoàn từ thiện Phan Rí vào bất giác chựng lại khi gặp người lạ: “Đoàn từ thiện mới cho, bà ở một mình mà. Bà không có ai hết, cũng không biết mặt cha” – bà lững thững trên đường về, vừa trò chuyện. Để kiếm sống, hàng ngày bà lượm phân bò để bán, sáng đi, tầm 4 – 5 giờ chiều về. Bà Ga tự trang trải trong góc nhỏ cuộc sống của chính mình bằng những thứ mà chẳng ai nghĩ tới, cười nói như không vậy thôi. Làm thế nào thay đổi được, quanh quẩn trong làng với gia tài là nắng. Nắng rát da thịt người. Thế thôi.

img_9649.jpeg
Con đường không có một bóng điện, Kờ - Lúc luôn chìm vào bóng tối khi mặt trời khuất núi.

Có điều lạ, thanh niên trong làng gần như hiếm thấy, ở thôn đa phần là phụ nữ và trẻ em. Bí thư Xã đoàn Phan Sơn – K’ Hiền, chia sẻ: “Vì không có đất canh tác, hoặc có hộ có nhưng rất ít nên phần lớn thanh niên trong làng đi làm xa. Thôn Kờ - Lúc bây giờ toàn phụ nữ, trẻ em, người già nên cuộc sống quanh quẩn không khá nổi”.

Thôn Kờ - Lúc ngay cả đoạn đường bê tông cũng chỉ dừng lại phía ngoài, những nếp nhà tạm bợ, nhà tình thương được chính quyền địa phương hoặc các tổ chức hỗ trợ san sát, chơ vơ giữa những con nắng chạy dài dưới chân núi.

img_9536.jpeg
Mẹ đơn thân Trần Thị Diễm "làm thuê theo mùa".

Kờ - Lúc… chờ sáng!

Điểm Trường tiểu học và THCS Sơn Lâm (cơ sở Kờ - Lúc), với 85 học sinh, mái tôn đỏ dưới chân núi như một minh chứng cho sự nỗ lực mang lại con chữ cho đồng bào Raglay heo hút. Nắng thì cứ chan chát, những cô bé cậu bé học sinh chân trần, cả trường đếm qua chỉ có 10 chiếc xe đạp của học sinh, còn lại các em đi bộ. Đứa nào cũng đen nhem nhẻm. Đồng phục áo trắng, nhưng là chiếc áo mang tên của trường lạ, tận đâu đâu. “Khó khăn mà, không bắt buộc học sinh mặc đồng phục, chỉ cần áo trắng quần xanh là được” – cô Sương tâm sự.

img_9646.jpeg
Bà Trần Thị Ga.

Cô Sương về Phan Lâm dạy cũng đã mấy chục năm, nhà tận xã Bình An, ngày đi về vài chục cây số. Thế mà gắn bó, không thể rời đi. Thương bọn nhỏ, cô Sương không chỉ giảng dạy không mà còn tự tay làm tất cả cho lớp, từ đóng đinh treo những vật dụng, cái gì sửa được sẽ tự làm, như một gia đình nhỏ. “Thiếu thốn đủ thứ, nhưng quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phải trang trí lớp học, nên giáo viên ở đây phần lớn tự làm hết, có gì làm đó, chủ yếu để các em thích thú và vui hơn đi đến lớp” – cô Sương chia sẻ.

Điều mà điểm trường ở Kờ - Lúc làm được chính là niềm vui cho các bạn nhỏ. Chắt chiu con chữ, chỉ để duy trì một tia hy vọng về tương lai cho các em. Các thầy cô giáo, về đây không ngoài chuyện mang tri thức mà mang cả yêu thương để vỗ về các em. Xoa dịu một Kờ - Lúc xa lạ tách bạch với phố thị ngoài kia.

img_9681.jpeg
K' Hiền - Bí thư Xã đoàn Phan Sơn.

“Thôn này không có ruộng, khác biệt hơn so với mấy thôn khác ở cơ sở chính. Cả thôn chỉ có hộ nghèo, cận nghèo, thanh niên thì đi làm xa. Nước có nhưng không thể làm ruộng vì sát núi nên toàn đá, không thể làm được. Họ không biết vui gì vào buổi tối, đoạn đường mấy trăm mét với những nóc nhà chìm trong bóng tối, không có nổi vài bóng điện đường soi lối đi" – K’ Hiền, chia sẻ.

Buổi tối, ngoài những bóng đèn leo lét hắc ra từ những nếp nhà xiêu quẹo, người thôn Kờ - Lúc ngủ sớm vì chẳng có nổi niềm vui. “Dân ở đây ngủ sớm lắm, không biết vui chơi gì cả. Tối lắm, ở núi mà anh, chỉ cần mặt trời xuống là tối om” – chị Diễm nói.

img_9683.jpeg

“Mình cũng chỉ mong được các mạnh thường quân hỗ trợ cho Kờ - Lúc vài trụ điện đường năng lượng để bà con thuận lợi đi lại. Đêm xuống là Kờ - Lúc gần như biến mất, leo lét trong tiếng lạnh lẽo, trong tiếng thở của núi rừng” – K’ Hiếu hy vọng.

img_9662.jpeg
Ngôi trường duy nhất ở Kờ - Lúc.
img_9657.jpeg
Cô giáo Sương, mỗi ngày đi về mấy chục km mang con chữ cho trẻ em Raglay.
img_9665.jpeg
Hồn nhiên.
img_9663.jpeg
img_9677.jpeg

Rời Kờ - Lúc, những vệt nắng vẫn chạy rong ruổi ở góc núi. Bóng người khòm lưng trĩu nặng âu lo. Chân núi là điểm tựa của những vách nhà ngả nghiêng như đời người. Nghèo khó khiến người ta mệt mỏi, để rồi tưởng chừng sẽ chóng quên, tự khỏa lấp bằng nụ cười. Nụ cười của người Raglay ở Kờ - Lúc mong manh, chờ sáng!.

QUANG NHÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan

Những món quà ấm lòng ngày 8/3
BTO- Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, là ngày lễ mang ý nghĩa nhân văn, nhằm tôn vinh nét đẹp, giá trị, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Đây cũng là dịp để bày tỏ yêu thương và sự trân trọng đến phái đẹp. Một món quà tặng không chỉ thể hiện sự quan tâm mà còn mang đến niềm vui cho người nhận.
Nổi bật
Không để “xã trắng” trong tuyển quân năm 2026
BTO-Đây là yêu cầu của Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh đối với công tác tuyển quân năm 2026, được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, diễn ra chiều 8/5. Hội nghị do Đại tá Trần Hữu Nhân - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh chủ trì.
Đừng bỏ lỡ
  • Không để “xã trắng” trong tuyển quân năm 2026
    1 giờ trước Xã hội
    BTO-Đây là yêu cầu của Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh đối với công tác tuyển quân năm 2026, được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, diễn ra chiều 8/5. Hội nghị do Đại tá Trần Hữu Nhân...
  • Hội Cựu chiến binh tỉnh thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản
    1 giờ trước Xã hội
    BTO-Nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2025 (Phật lịch 2569), sáng 9/5, đoàn cán bộ Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh do ông Phạm Văn Long - Chủ tịch Hội CCB tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng hoa và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo...
  • THÔNG BÁO
    1 giờ trước Thông tin thị trường
    Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận thông báo mời các đơn vị cung ứng dịch vụ lao động thuyền viên làm việc trên tàu công vụ, cụ thể như sau:
  • Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý trong tố tụng
    1 giờ trước Pháp luật
    BTO-Ngày 9/5, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2025
  •  Kiện toàn Tổ công tác hỗ trợ Hàm Tân về công tác đất đai khu công nghiệp
    2 giờ trước Kinh tế
    BTO-Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định số 8377/QĐ-UBND về việc kiện toàn Tổ công tác liên ngành hỗ trợ, hướng dẫn UBND huyện Hàm Tân thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xác định giá đất cụ thể, bồi thường, hỗ trợ,...
  • Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (9/5)
    6 giờ trước Bạn đọc
    Hạ tầng giao thông La Gi: Góp phần khai thác thế mạnh du lịch ven biển; Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận nhiều nội dung quan trọng; Trải nghiệm nghề hái điều; Cẩn trọng gỏi cá sống trong mùa hè; “Bí quyết” ôn thi tốt nghiệp môn ngữ...
  • Trận “siêu kinh điển” quyết định chức vô địch
    6 giờ trước Thể thao
    Cuối tuần này, mọi ngả đường sẽ dẫn về xứ Catalunya, nơi Barcelona tiếp đón Real Madrid ở vòng 35 La Liga diễn ra lúc 21 giờ 15 ngày 11/5, hứa hẹn là trận đấu quyết định cho chức vô địch mùa này. Barcelona hiện dẫn đầu bảng, hơn Real...
  • Du lịch - hấp dẫn từ bờ đến đảo
    6 giờ trước Du lịch
    Cuối tháng 4, đầu tháng 5 là thời điểm vàng để đón du khách, không chỉ riêng khu vực Mũi Né - Phan Thiết, đảo Phú Quý cũng là lựa chọn không thể thiếu trong hành trình trải nghiệm của du khách...
  • “Bí quyết” ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn hiệu quả
    6 giờ trước Giáo dục - Thanh niên
    Ngữ văn là môn thi theo hình thức tự luận duy nhất và là năm đầu tiên đề thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa.
  • Dung hòa trong cách dạy con
    6 giờ trước Đời sống
    Nuôi dạy con cái là việc quan trọng trong gia đình, nhưng xung quanh vấn đề này, nếu ba mẹ không có chung quan điểm và hợp tác với nhau dễ dẫn đến bản thân đứa con đứng giữa không biết phải nghe ai.
  • “Nhạc sĩ” họa mi vườn xoài
    6 giờ trước Văn học nghệ thuật
    Phần tiếp theo truyện ngắn “Hạt giống và mùa xuân” đã đăng trên báo Bình Thuận cuối tuần số 7811, ngày 28/3/2025.
  • Cây xoài mủ
    6 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Cái nắng tháng năm gắt gỏng. Tưởng chừng như nắng đang cố hun tất cả màu xanh trên thế gian này thành màu vàng úa. Nhất là buổi trưa, ngồi trong nhà nhìn ra thấy nắng mà thè đầu rụt cổ vì sợ. Chạy xe đi làm buổi trưa mà chỉ mong mau...
  • Nắng tháng 5 về
    6 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Tháng 5... một kỷ niệm trong tôi không thể quên. Sáng nay dậy, cùng chiếc xe đạp tôi thấy nắng sớm lên. Vui mình tôi đạp xe dạo quanh phố cùng ngắm nắng tháng 5 đang về, phút chuyển giao mùa sang hạ đang tới. Ngắm phố phường biết bao...
  • Cẩn trọng gỏi cá sống trong mùa hè
    6 giờ trước Đời sống
    Phan Thiết nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sắc từ hải sản tươi sống, trong đó, gỏi cá sống là một trong những món ăn khoái khẩu của người dân địa phương và du khách gần xa. Để món ăn ấy thực sự trọn vẹn, người dùng cần chú ý đến vấn...
  • Triển khai thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị
    6 giờ trước Chính trị
    Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW, ngày 8/10/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
  • Hạ tầng giao thông La Gi: Góp phần khai thác thế mạnh du lịch ven biển
    6 giờ trước Kinh tế
    Hạ tầng giao thông đồng bộ, liên kết vùng sẽ kết nối với 3 phường, xã mới, sau khi bỏ đơn vị hành chính thị xã La Gi, góp phần phát triển kinh tế, xã hội các khu vực phía Nam của tỉnh vốn có tiềm năng, thế mạnh về du lịch ven biển,...
  • Cần các phương án thiết thực chăm lo “nơi ăn chốn ở”
    6 giờ trước Vấn đề và sự kiện
    Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, địa điểm đặt trụ sở trung tâm hành chính của tỉnh sẽ có sự thay đổi ở các địa phương trong phạm vi sáp nhập. Khi trung tâm hành chính tỉnh đặt tại một địa phương,...
  • Chuyện làm ăn: Làm nông kiểu 5 nhà
    6 giờ trước Kinh tế
    Hôm trước tôi về Bắc Bình nghe bà con bàn chuyện vay vốn để làm vụ mùa. Anh Vòng A Sín ở Chợ Lầu bảo làm lúa dạo này cực hơn trước rất nhiều bởi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc để hưởng nguồn giảm thải các – bon đến thực hiện...
  • Trải nghiệm nghề hái điều
    6 giờ trước Kinh tế
    Sáng tinh mơ, chúng tôi theo chân bác Phi - người nông dân có gần 3 thập kỷ gắn bó với cây điều - bắt đầu một ngày hái điều giữa đất Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam. Tưởng nhặt hạt điều là việc nhẹ nhàng, hóa ra là hành trình thấm đẫm...
  • 50 năm, nhìn lại và suy ngẫm
    6 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Kỳ 2: Tin tưởng vào lực lượng nhà văn trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kờ - Lúc… chờ sáng