Theo dõi trên

La Gi: Chuyển biến về nhận thức trong bảo vệ và phát triển rừng

13/04/2023, 05:22

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV-PTR), địa bàn thị xã La Gi có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân về công tác quản lý, BV-PTR.

Phối hợp bảo vệ rừng

Theo UBND thị xã La Gi, triển khai thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư, 5 năm qua, Ban Chỉ huy bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng thị xã luôn chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về BV-PTR. Trong đó, đã kịp thời nắm bắt các thông tin về các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (nay là Luật Lâm nghiệp) cũng như diễn biến, phương thức hoạt động của các đối tượng để chủ động giải quyết kịp thời.

z4254807979039_5e76eebad29ce875b8d953a8ebda6c85.jpg
Đoàn viên thanh niên thị xã La Gi trồng rừng.

Bên cạnh đó, thị xã còn chỉ đạo thực hiện tốt việc phối kết hợp với các lực lượng như: Công an, Quân sự, các ban ngành trong thị xã với các huyện giáp ranh như Hàm Tân, Hàm Thuận Nam trong công tác chống phá rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Nhờ đó, 5 năm qua, thị xã đã phát hiện 18 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, nộp ngân sách khoảng 315 triệu đồng. Ngoài ra, UBND thị xã còn tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với công tác BV-PTR. Qua đó, nâng cao nhận thức về quản lý, BV-PTR, xem đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tổ chức, cá nhân, nhất là đối với các xã, phường có rừng.

z4254808014147_bee0d45b36d880ddd0535a8dffe30dda.jpg
Trồng rừng tại thị xã La Gi.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo thị xã, việc thực hiện Chỉ thị số 13 vẫn còn có những khó khăn nhất định. Nổi rõ là về phía lực lượng công chức cấp phường, xã, kiểm lâm trong công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; đặc biệt là giám sát theo dõi diễn biến tài nguyên rừng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, cập nhật diện tích biến động còn hạn chế. Lý giải nguyên nhân, theo lãnh đạo thị xã là do cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng đủ, ví dụ như trang thiết bị máy móc chưa đảm bảo, ảnh vệ tinh chưa có độ phân giải lớn… Từ đó, dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay của ngành Lâm nghiệp, ngành Kiểm lâm...

Chú trọng tuyên truyền

Để thực hiện tốt Chỉ thị số 13, UBND thị xã La Gi đã yêu cầu các ban, ngành, phường, xã cần triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BV&PTR. Trong đó, chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân với nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng địa bàn, xã, phường. Đồng thời yêu cầu nhân dân sống gần rừng làm bản cam kết việc chấp hành pháp luật về BV-PTR.

Mặt khác, UBND thị xã sẽ tăng cường quản lý đất lâm nghiệp, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật về đất đai. Xử lý nghiêm và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các xưởng chế biến gỗ sử dụng gỗ bất hợp pháp hoặc cố tình không chấp hành quy định về quản lý, báo cáo thống kê theo quy định hiện hành. Mặt khác, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc khai thác từ rừng tự nhiên theo các văn bản của tỉnh, của thị xã và Chi cục Kiểm lâm. Tiếp tục tổ chức rà soát, giám sát kết quả thực hiện các dự án chuyển đổi rừng sang các cây trồng khác và các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Qua đó, kiên quyết tham mưu thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệp thuộc các dự án vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng dự án được phê duyệt; hướng đến mục tiêu thu hút người dân tại chỗ tham gia vào các hoạt động của dự án để tăng thu nhập, giải quyết việc làm, an sinh xã hội...

T.HÀ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Công an thị xã La Gi: Phát huy hiệu quả Đề án 06
Vào những ngày cuối tuần, Công an thị xã La Gi sẽ thực hiện những buổi tuyên truyền về sử dụng phần mềm định danh điện tử VNeID cho đối tượng là học sinh trên địa bàn. Đây được xem là những đối tượng sẽ sử dụng, phát huy hiệu quả của Đề án 06 sau này.
Nổi bật
Bình Thuận và tiềm năng khai thác carbon rừng
Bình Thuận với diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn, việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ mang lại nguồn kinh phí quan trọng cho tỉnh, để tiếp tục đầu tư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đây cũng là một bước ngoặt, làm tiền đề cho việc khai thác tiềm năng nguồn tài nguyên carbon.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
La Gi: Chuyển biến về nhận thức trong bảo vệ và phát triển rừng