Theo đó, xử phạt hành chính ông Trần Khương Được (1964, Khu phố 8, phường Đức Long, TP. Phan Thiết). Ông Được là thuyền trưởng tàu cá BTh-99474-TS, có chiều dài lớn nhất 15,3mét. Ông Được đã vi phạm hành vi khi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên không cập cảng cá có tên trong danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động vùng khơi cập cảng để bốc dỡ thủy sản; đã vi phạm tại Điểm b, khoản 1 Điều 39 Nghị định số 38/2004/NĐ-CP ngày 5/4/2024 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Do đó, ông Được bị phạt với số tiền 3,5 triệu đồng.
Trường hợp thứ 2 là ông Trương Văn Bé (1992, thôn 3, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong), là thuyền trưởng tàu cá BTh-82181-TS (số đăng ký tạm), có chiều dài 8 mét. Ông Bé đã vi phạm khi tàng trữ công cụ kích điện để khai thác thủy sản, vi phạm tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 38/2024/NĐ-CP. Do đó, ông Bé bị xử phạt hành chính với số tiền 12,5 triệu đồng, tịch thu 2 bộ kích điện.
Yêu cầu 2 trường hợp trên phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà ông Trần Khương Được và Trương Văn Bé không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Được biết, Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Đây là nghị định mới có tính răn đe với mức xử phạt khá cao đối với các hành vi vi phạm IUU, nhằm góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật khi khai thác hải sản trên biển.
Sau Tuy Phong, TP. Phan Thiết, thì thị xã La Gi là địa phương tiếp theo xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định mới. Được biết, Phan Thiết đã xử phạt 3 vụ/75 triệu đồng; Tuy Phong 11 vụ/358 triệu đồng.