Theo dõi trên

Lễ chùa đầu năm

19/02/2024, 05:50

Từ xưa đến nay, việc đi lễ chùa ngày đầu năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Đến chùa không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên.

12787dec-3298-4fc1-8de9-73e1887558dc.jpeg

Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc sống mưu sinh và cũng là dịp để du xuân, vãng cảnh… Hòa vào dòng người mới thấy được phong tục lễ chùa ngày tết quả thật đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân. Từ người già, người trẻ đều chắp tay niệm Phật, người thì cầu lộc, cầu duyên; người cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. Cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy giây phút bình yên, chụp một vài tấm hình ghi dấu khoảnh khắc tươi đẹp của mùa xuân, như là nhắc nhở bản thân cuộc sống không chỉ có muộn phiền, lo toan, tất tả mà còn bao điều giá trị đáng trân trọng…

Với tâm niệm đó, nên từ tối mùng 1 cho đến nay, tại các ngôi chùa trong tỉnh đều tấp nập người tới. Là những người dân địa phương, là những đoàn du khách từ các tỉnh và cả khách quốc tế đến tham quan, vãng cảnh. Đặc biệt, tại những nơi tâm linh này tuyệt nhiên không có tình trạng đốt vàng mã, hoạt động mê tín, cờ bạc, mâm cao cỗ đầy dâng lễ Phật, mà mỗi người ai cũng có ý thức giữ gìn trật tự, giữ vệ sinh môi trường và hoa trái cảnh quan xung quanh chùa. Thắp nén hương thơm với lòng thành kính cầu may mắn, sức khỏe cho gia đình, cầu cho năm mới mọi người được bình an…

0008653b-ce7d-46c8-b20a-129d574e2947.jpeg

Sau khi hoàn tất nghi lễ cúng gia tiên tại gia đình vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, chị Huỳnh Thị Hồng (phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết) lại lên chùa cầu mong một năm an lạc, may mắn. Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương, hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ. “Đầu năm tôi cầu nguyện nhiều điều tốt lành sẽ đến với gia đình mình để mọi người được bình an, thuận lợi trong công việc, làm ăn”, chị Hồng nói.

Còn đối với các bạn trẻ, đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn là dịp thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc và thấy được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ nét đẹp ấy.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân - thiện - mỹ.

THUỲ LINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân 2024
Đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024 đang đến gần là yêu cầu của UBND TP.Phan Thiết tại Công văn 187 do ông Nguyễn Nam Long - Phó Chủ tịch UBND thành phố vừa ký ban hành.
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lễ chùa đầu năm