Theo dõi trên

Lễ hội Dinh Thầy Thím: Từ nét đẹp văn hóa, đến du lịch tín ngưỡng

12/10/2022, 08:59

Chiều 9/10, Lễ hội Dinh Thầy Thím đã chính thức diễn ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Nguyễn Minh đã đến dự khai mạc lễ hội văn hóa truyền thống và thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật khá hoành tráng, tái hiện lại quá trình hình thành và sự phát triển của vùng đất.

unnamed-28.jpg
Từ trái qua: Ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Hữu Thông - Phó Trưởng đoàn
Đại biểu QH tỉnh dự khai mạc lễ hội.

Từ nét đẹp văn hóa

Trước đó, các nghi thức truyền thống quan trọng như: lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia… từ mộ Thầy Thím về đến dinh trong sự chờ đón của hàng trăm khách thập phương từ các tỉnh, thành đổ về TP. HCM, Tây Ninh, Bình Dương… Ông Phạm Trọng Nhân – Chủ tịch UBND thị xã La Gi đã thực hiện nghi thức đánh trống khai hội, chính thức mở ra kỳ lễ hội trong 3 ngày (9-11/10/2022) tại La Gi.

unnamed-25.jpg
Ông Phạm Trọng Nhân - Chủ tịch UBND Thị xã La Gi đánh trống khai mạc lễ hội

Lễ hội Dinh Thầy Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi) ra đời, duy trì và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành các tập quán liên quan đến tín ngưỡng thờ Thầy Thím của cộng đồng người dân địa phương hơn 130 năm qua. Lễ hội nhằm ôn lại công đức của vị đạo sĩ giàu lòng nhân ái, có nhiều nghĩa cử cao đẹp, giúp dân đóng thuyền, bốc thuốc chữa bệnh, giúp dân chài trong sóng to gió lớn, cảm hóa được cả thú dữ… được dân làng mến mộ. Mặc dù chịu ảnh hưởng của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa nhưng đến nay, Lễ hội Dinh Thầy Thím vẫn được gìn giữ, bảo tồn, duy trì đầy đủ cả về thời gian, không gian, trình tự, cách thức thực hành các nghi lễ… Từ đây, tạo nên một không gian linh thiêng, huyền ảo, cùng với các trò chơi dân gian, hội thi, hội diễn… hấp dẫn theo tập tục có từ lâu đời của cộng đồng người dân địa phương. “Mỗi năm, gia đình tôi hay cùng nhau đến dâng hương tạ lễ nơi đây. Bao nhiêu năm rồi cũng vậy, trước là tưởng nhớ công ơn của những bậc tiền hiền, sau là gia đình cùng nhau nghỉ ngơi thư giãn, để tiếp tục lao động sau những ngày làm việc” – chị Phạm Trân Châu (Tp. HCM), cho biết.

unnamed-12.jpg

Năm 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp UBND thị xã La Gi tổ chức đón nhận quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Dinh Thầy Thím vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận (1992 - 2022). Lễ hội Dinh Thầy Thím là một trong những lễ hội văn hóa tiêu biểu, được tỉnh Bình Thuận chọn để phục vụ phát triển du lịch của địa phương, nhất là chuẩn bị kỷ niệm 27 năm Ngày du lịch Bình Thuận hình thành phát triển.

unnamed-13.jpg

Đến du lịch tín ngưỡng

Theo số liệu, Lễ hội Dinh Thầy Thím thu hút ước khoảng 600.000 lượt khách mỗi năm. Lượng khách tập trung nhiều ở 2 điểm, mộ thầy và dinh để cúng kính, sau đó vui chơi tại khu vực ngảnh Tam Tân. Tại mộ thầy từ rất sớm chúng tôi ghi nhận, các bãi xe chật kín du khách đến dâng hương, tưởng nhớ công đức Thầy Thím với hoa quả, trái cây và những vật phẩm khác một cách trang nghiêm. Ngay cả hành trình rước sắc phong với quãng đường dài cũng được sắp xếp trang trọng với sự hỗ trợ của lực lượng công an địa phương. Khách thập phương tề tựu, vái lạy hai bên đường từ cổng vào đến trong sân dinh. Đáng ghi nhận sau 2 năm bị hoãn vì dịch Covid-19, lễ hội Dinh Thầy Thím được tổ chức chu đáo, an toàn. Dù lượng khách đến vào dịp này rất đông, nhưng công tác đảm bảo an ninh trật tự được chú trọng. Hàng quán được sắp xếp hợp lý để đảm bảo trong thời gian diễn ra lễ hội.

unnamed-26.jpg

Năm 2022 cũng là dịp kỷ niệm 25 năm Dinh Thầy Thím được công nhận di tích cấp Quốc gia. Có thể nói, bên cạnh các nghi lễ, lễ hội Dinh Thầy Thím còn có các trò chơi dân gian đậm nét xứ biển như khiêng thúng ra khơi, hội thi gánh cá, đan lưới, kéo co, đánh cờ người… tạo nên cảm giác thoải mái, khi có nhiều không gian vui chơi, cho du khách thưởng lãm. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân Bình Thuận mà còn là di sản văn hóa chung của người dân nhiều tỉnh, thành lân cận ở khu vực phía Nam. Lễ hội còn là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng thờ tự của người dân và du khách, mà La Gi gần như là địa phương đã nỗ lực tổ chức ngày càng tốt hơn, để góp phần xây dựng địa điểm phát triển về du lịch tín ngưỡng an toàn và hiệu quả.

unnamed-24.jpg
unnamed-27.jpg
unnamed-17.jpg

QUANG NHÂN - ĐÌNH HOÀ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Long trọng khai hội Dinh Thầy Thím 2022
Sáng 9/10, Lễ hội Dinh Thầy Thím đã chính thức diễn ra. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân Bình Thuận mà còn là của người dân nhiều tỉnh, thành lân cận ở khu vực phía Nam.
Nổi bật
Lãnh đạo tỉnh viếng 12 liệt sĩ hi sinh khi làm nhiệm vụ
BTO - Sáng 8/12, tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam , Quân khu 7 tổ chức lễ tang 12 chiến sĩ thuộc tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, hy sinh ngày 2/12 khi tham gia diễn tập tác chiến phòng thủ, theo nghi thức quân đội. Đoàn công tác của tỉnh Bình Thuận do đồng chí Đặng Hồng Sỹ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dẫn đầu đã tham dự lễ viếng và truy điệu 12 liệt sĩ.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lễ hội Dinh Thầy Thím: Từ nét đẹp văn hóa, đến du lịch tín ngưỡng