Theo dõi trên

Năm 2023: Toàn tỉnh triển khai 9.500 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP

21/11/2023, 05:15

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long Bình Thuận, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ cho yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải vừa có quyết định phê duyệt Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trong năm 2023 toàn tỉnh có 9.500 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP, triển khai tại các tổ hợp tác, nhóm liên kết trồng thanh long; các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân trồng thanh long. Cụ thể, phân bổ diện tích cấp chứng nhận VietGAP theo các địa phương gồm: Hàm Thuận Nam có diện tích đạt chứng nhận VietGAP đến cuối năm 2023 là 7.713 ha; Hàm Thuận Bắc 976,827 ha; Bắc Bình 409,384 ha; Phan Thiết 96,5 ha; La Gi 142,5 ha; Hàm Tân 113,5 ha; Tuy Phong 116,5 ha (bao gồm diện tích cấp chứng nhận mới, tái chứng nhận và diện tích còn hạn). Về nội dung triển khai, trên cơ sở diện tích đã phân bổ, tiến hành vận động, hướng dẫn giúp nông dân tổ chức xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP có quy mô hợp lý để thuận lợi trong quản lý, triển khai các hoạt động trong sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm sau này.

z4610870100686_7018eafca9edf7963b75dc541703094c.jpg
Thu hoạch thanh long VietGAP ở Hàm Thuận Bắc.

Đối với diện tích thanh long còn hiệu lực chứng nhận VietGAP, tăng cường đánh giá định kỳ và đột xuất để duy trì sản xuất theo VietGAP. Yêu cầu các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra nội bộ (ít nhất 1 năm 1 lần) và lưu hồ sơ trong quá trình thực hiện. Tập trung hướng dẫn để giúp các tổ chức, cá nhân sản xuất theo đúng yêu cầu VietGAP và thực hiện các thủ tục đăng ký tái cấp chứng nhận đúng thời gian quy định. Đối với diện tích thanh long đăng ký chứng nhận mới và tái cấp chứng nhận VietGAP năm 2023, cần khảo sát, phân tích đánh giá các chỉ tiêu của mẫu đất, nước ở vùng sản xuất.

z4075846646153_8ac93498b3d35c19176d18f5627412f1.jpg
Thanh long Bình Thuận.

Theo UBND tỉnh, tổng kinh phí thực hiện Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2023 trên địa bàn tỉnh là 1,2 tỷ đồng. Đối tượng được hỗ trợ là các hợp tác xã và các tổ, nhóm liên kết. Riêng các đối tượng là hộ gia đình cá thể, trang trại, các doanh nghiệp không hỗ trợ chi phí thực hiện cấp giấy chứng nhận.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương, sở ngành liên quan triển khai tái cấp chứng nhận và chứng nhận mới diện tích sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 9.500 ha trong năm 2023. Riêng UBND các địa phương phải xác định Chương trình sản xuất thanh long VietGAP là nhiệm vụ chính trị quan trọng của chính quyền địa phương, cần kiên trì với quyết tâm cao để chỉ đạo thường xuyên nâng cao chất lượng tư vấn chứng nhận trong sản xuất để duy trì mục tiêu 9.500 ha thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP…

KIỀU HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
HTX Hệ sinh thái sản xuất và tiêu dùng bền vững Bình Thuận:
Xuất khẩu lô hàng thanh long đầu tiên sang châu Âu và Úc
BTO-Sáng nay (20/10), sau hơn 2 tháng thành lập, HTX Hệ sinh thái sản xuất và tiêu dùng bền vững Bình Thuận đã xuất được lô hàng thanh long đầu tiên vào thị trường khó tính là châu Âu và Úc với 23 tấn.
Nổi bật

Phê duyệt hơn 9,6 tỷ đồng sửa chữa Trung tâm Đào tạo, huấn luyện và thi đấu tỉnh
BTO-Chiều 1/11, ông Huỳnh Ngọc Tâm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho hay, Sở kế hoạch và đầu tư đã ký quyết định phê duyệt dự án Sửa chữa Trung tâm Đào tạo, huấn luyện và thi đấu Thể dục thể thao tỉnh (cơ sở 2, đường Hải Thượng Lãn Ông). Dự án này sẽ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2023: Toàn tỉnh triển khai 9.500 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP