Theo dõi trên

Năm vượt khó trong phát triển kinh tế - xã hội

10/01/2023, 05:30

Năm 2022, cùng với cả nước, tỉnh Bình Thuận phải gánh chịu với những khó khăn, thách thức bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất hiện thêm chủng mới.

Khó khăn nữa là giá nguyên liệu trên thế giới, nhất là giá xăng dầu tăng cao, lạm phát ở nhiều nước gây áp lực cho nền kinh tế, sản xuất, kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành, địa phương, tỉnh Bình Thuận đã kiểm soát được tình hình, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

dsc_6359.jpg
Ảnh: Đ.Hòa

Phục hồi kinh tế - xã hội có tín hiệu tích cực

Tuy khó khăn như vậy nhưng năm 2022, nền kinh tế của tỉnh vẫn phục hồi khá mạnh mẽ, nhiều ngành kinh tế khôi phục và đạt mức tăng trưởng cao như công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú, vận tải, bán lẻ hàng hóa, xuất khẩu hàng hóa… Tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hơn cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực. Dự ước tổng sản phẩm nội tỉnh năm 2022 tăng 7,75% so cùng kỳ năm trước, giá trị tăng thêm nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,5%, công nghiệp xây dựng tăng 6,66%, dịch vụ tăng 14,88%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 1,33% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 ước đạt 39.189,71 tỷ đồng, tăng 9,36% so cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư và phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn ước đạt 44.250 tỷ đồng, tăng 18,3% so cùng kỳ. Mức tăng trưởng GDP cả năm 2022 đạt 8,02% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,15%. Đây là thắng lợi kép của nền kinh tế của tỉnh trong một năm thực hiện mục tiêu kép là vừa phải chống dịch Covid – 19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Một trong những ngành kinh tế có đà phục hồi và tăng trưởng ấn tượng nhất trong năm 2022 là du lịch. Ngay sau khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát, Bình Thuận trở thành cái tên hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa. Năm 2022, lượt khách đến Bình Thuận tăng gấp 3,2 lần và doanh thu từ hoạt động du lịch tăng gấp 3,29 lần so cùng kỳ năm trước. Kết quả đó là sự nỗ lực điều hành của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị trong tỉnh trong bối cảnh dịch Covid – 19. Kết quả tăng trưởng của năm 2022 là một minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế của tỉnh, đem lại những triển vọng tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 và những năm tiếp theo. Kết quả đó đã khẳng định sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nỗ lực vượt khó của người dân trên địa bàn tỉnh.

Đón thời cơ để bứt phá hơn

Bước vào năm 2023, Bình Thuận có nhiều thuận lợi mới song khó khăn và thách thức cũng không ít. Trong khi đó, để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2020 - 2025, nhiệm vụ còn lại của năm 2023 lại rất nặng nề. Đó là những mục tiêu tăng trưởng cao, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Song với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và những kết quả đạt được trong gần nửa nhiệm kỳ qua, nhất là năm 2022, tiềm lực kinh tế và nguồn lực con người của tỉnh đã tăng lên so với trước, nếu có các chính sách và giải pháp tích cực, đồng bộ thì triển vọng năm 2023 sẽ đạt và vượt các mục tiêu đề ra. Để đón đầu những thời cơ mới và bứt phá mạnh mẽ hơn, năm 2023 tỉnh sẽ triển khai thực hiện tốt nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2023. Triển khai thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2023 là: “Chỉnh trang đô thị, giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp” gắn với tổ chức tốt Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh”. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu và thúc đẩy phát triển 3 trụ cột kinh tế như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp theo các nghị quyết của Chính phủ. Thường xuyên đối thoại, đồng hành với doanh nghiệp và người dân, quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Bình Thuận.

Bên cạnh những nhiệm vụ giải pháp trên sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trên lĩnh vực xây dựng, trật tự đô thị, đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên và kinh doanh bất động sản. Phục hồi đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Tiếp tục cải cách hành chính, hiện đại hóa hệ thống thuế, tạo môi trường thuận lợi, rõ ràng, minh bạch cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, trục lợi chính sách. Bên cạnh đó hỗ trợ phục hồi thị trường lao động, hỗ trợ việc làm. Thực hiện tốt các giải pháp từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”, không để đứt gãy chuỗi sản xuất…

THANH QUANG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Điểm tựa cho ngư dân
Từng đoàn tàu nối tiếp nhau ra khơi không chỉ mang theo hy vọng đánh bắt bội thu mà còn là niềm tự hào và trách nhiệm với chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Trong hành trình ấy, những ngư dân mang cờ Tổ quốc, áo phao cứu sinh... vốn được các ngành chức năng hỗ trợ, mong mỗi chuyến biển về an toàn, bội thu.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm vượt khó trong phát triển kinh tế - xã hội