Theo dõi trên

Nghề “ghẹ” xứ biển

25/12/2023, 05:27

Phường Phước Lộc vốn là phường ven biển của thị xã La Gi. Đại bộ phận người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề biển. Và một trong số ít họ sống bằng những nghề phụ thuộc vào biển và buôn bán hải sản. Trong những nghề phụ thuộc vào biển có nghề tách thịt từ càng của những con ghẹ để bỏ cho các nhà hàng, quán ăn. Người ta thường gọi tắt nghề này là nghề “ghẹ”.

Thường thì nghề “ghẹ” được làm theo nhóm có từ 4 - 5 người. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng để làm được nghề “ghẹ”, đòi hỏi người làm phải nhanh nhẹn về đôi tay và sức khỏe phải dẻo dai, bởi vì họ phải ngồi khá lâu... Họ bắt đầu công việc từ khi thuyền cập bến cho tới khi càng những con ghẹ cuối cùng được tách xong. Muốn lấy được thịt từ càng của những còn ghẹ thì phải qua rất nhiều công đoạn: Nhận càng ghẹ từ các chủ ghe, hấp rồi mới tách thịt. Nếu hấp chín quá thì hao thịt mà sống lại rất khó làm. Bất kể công đoạn nào cũng phải tỉ mẩn, dày công… Được biết, đây là nghề chính nuôi sống gia đình của rất nhiều người dân ở phường Phước Lộc, thị xã La Gi. Trong đó có nhiều người dân gắn bó với công việc này đã mấy chục năm.

Chị Huỳnh Thị Yến Xuân ở khu phố 3, phường Phước Lộc, thị xã La Gi chia sẻ: “Thịt ghẹ làm sẵn được các nhà hàng, quán ăn ưa chuộng, nghề “ghẹ” ra đời cũng từ nguyên nhân đó và duy trì, phát triển cho đến nay, bản thân tôi đã làm nghề này được hơn 20 năm và tôi sẽ cố gắng bám trụ với nghề để nuôi con ăn học và chi tiêu nhiều khoản trong gia đình”.

Được biết, nghề tách ghẹ thuê có việc để làm thường xuyên, hầu như ngày nào cũng có, thường thì sáng sớm các chị đã được nhận mấy chục ký càng ghẹ từ chủ thuyền. Ai làm nhiều sẽ có tiền nhiều, cứ mỗi ký thịt ghẹ được tách từ những chiếc càng như vậy thì người làm sẽ được trả công 50.000 đồng/kg”.

Với đôi bàn tay thoăn thoắt, nhiều chị em phụ nữ phường Phước Lộc, thị xã La Gi cứ ngày ngày lại gắn bó với nghề “ghẹ” để nuôi con cái ăn học đàng hoàng từ chính sức lao động mà họ bỏ ra.

RẠNG ĐÔNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Sơn dược rừng Tà Cú!
Hàng năm, khi mùa khô đến, cũng là thời điểm củ khoai mài, hay còn gọi là hoài sơn, sơn dược, một loại dược liệu quý tự nhiên có ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (BTTN Tà Cú), huyện Hàm Thuận Nam đến thời kỳ thu hoạch, được người dân săn tìm. Khác chăng, năm nay sơn dược đang được trồng thử nghiệm ngay dưới tán rừng thành công, kỳ vọng nhân rộng đến các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng để bà con tăng thêm thu nhập thời gian tới.
Nổi bật
Đức Linh cần tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp để phát triển toàn diện
BTO-Đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chỉ đạo như vậy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Linh, diễn ra sáng 25/4. Dự làm việc còn có đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghề “ghẹ” xứ biển