Theo dõi trên

Nhật ký phóng viên: Hương lúa…

19/05/2022, 16:39

Nông nghiệp với người nông dân giống như sinh mệnh. Thế nhưng, sau 2 năm với những thiệt hại sau dịch. Người nông dân ở những vựa lúa được xem lớn nhất tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh đang đau đáu về câu chuyện tưởng chừng đã cũ. Tháo gỡ, không phải ngày một, ngày hai, mà cần một giải pháp toàn diện, bền vững hơn. Để cây lúa không phải là bài học tiếp theo của thanh long, trong sự chông chênh của nguyên liệu đầu vào, hay đầu ra khi sản xuất.

unnamed-6.jpg

Lý ra, thời điểm này đang là vụ đông xuân, nhưng không ít nông dân chẳng buồn xuống giống. Nhiều cánh đồng ở Mê Pu, Sùng Nhơn (Đức Linh) trống hoắc. Cử tri ở 2 xã này day dứt: Đời người nông dân gắn với ruộng, lúa nhưng chỉ sau đợt dịch mọi thứ đã vượt mức giới hạn, vượt tầm kiểm soát của người nông dân. Giá lúa bán ra vẫn vậy, dao động từ 5.000 – 5.100 đồng/kg. Trong khi đó, giá cả nông sản xuống thấp, bấp bênh, đã tác động đến kinh tế, đời sống nhân dân. Giá phân bón tăng cao từ 800.000 đồng/bao lên đến 1.200.000 đồng/bao, có nơi bán NPK với giá 1.500.000 triệu đồng/ bao. Tiền công thuê cày ruộng cũng tăng, nhiều nông dân chọn con đường ngưng sản xuất.

Bài toán lợi nhuận được cân đo, vì không có lãi nên cũng chẳng có người nông dân nào dại dột để rơi vào tình trạng rủi ro. Hiện nay do giá cả phân bón tăng rất cao nhưng giá lúa vẫn thấp nên đa số bà con bỏ hoang ruộng không canh tác nữa, vì nếu có tiếp tục canh tác thì cuối vụ thu hoạch này nông dân cũng không có lãi.

lua2.jpg

Nông dân phản ánh chuyện giá cả vật tư nông nghiệp

Ở Bắc Ruộng, Huy Khiêm cũng vậy, nông dân chỉ biết than trời với giá cả vật tư đầu vào cho nông nghiệp. Lúa vẫn là cây chủ lực ở đây. Ông Nguyễn Duy Hoàng – Huy Khiêm (Tánh Linh), mệt mỏi: “Năm nay gia đình bỏ luôn 6 sào ruộng, không dám làm. Giá cả tăng chóng mặt. Không làm nổi đâu con, làm là càng lỗ, thà không làm”.

Lãnh đạo UBND huyện Đức Linh cũng chia sẻ khó khăn hiện nay trong sản xuất nông nghiệp của nông dân. Huyện đã kiến nghị các sở, ngành của tỉnh tăng cường kiểm tra phân bón vật tư nông nghiệp, kiểm soát giá vật tư đầu vào. Tuy nhiên, với những khó khăn sau 2 năm xảy ra đại dịch đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trong bối cảnh chung. Thực tế, giá phân bón, giá nông sản hiện nay cũng là trăn trở của các cấp lãnh đạo. Nhưng dịch bệnh trong 2 năm qua khiến nhiều nhà máy, xí nghiệp đóng cửa, cung ít hơn cầu nên đây là quy luật của thị trường, chưa kể giá xăng dầu tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến giá cả nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng cao.

Giá cả thị trường, nhất là giá cả phân bón vật tư nông nghiệp mất ổn định như hiện nay dễ đưa người nông dân vào thế bị động. Chỉ sợ rằng, sức chịu đựng của người nông dân không đủ mạnh để vượt qua những giai đoạn khó khăn, dẫn đến tình trạng bỏ ruộng. Chuyển đổi mô hình kinh tế sẽ là bài toán nan giải cho nông nghiệp, khi cây lúa vẫn ít nhiều chiếm vị trí quan trọng đối với người nông dân biết bao nhiêu đời cần mẫn sống dựa vào nông nghiệp!.

QUANG NHÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hỗ trợ tiền trồng lúa không công bằng
BTO - Ông Bùi Văn Vinh đại diện cho hàng chục hộ nông dân ở thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân, huyện Bắc Bình bức xúc: “Năm 2013 – 2014 xã Bình Tân thực hiện việc hỗ trợ tiền trồng lúa cho nông dân là 50.000 đồng/sào lúa. Nhưng năm 2015 không hỗ trợ, không hiểu lý do vì sao? Năm 2016 hỗ trợ nhưng có ruộng được hỗ trợ, ruộng không được hỗ trợ? Đặc biệt 2 ruộng kề bên nhau nhưng có ruộng được hỗ trợ 50.000 đồng, có ruộng chỉ được hỗ trợ 10.000 đồng?”.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật ký phóng viên: Hương lúa…