Theo dõi trên

Phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới: Mọi người dân phải được hưởng thụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc và nhân loại

21/04/2023, 05:36

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, khẳng định: Văn học nghệ thuật là một bộ phận quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, tác động trực tiếp đến quan điểm, nhận thức, tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, là một trong những nguồn lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...

Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, hoạt động văn học, nghệ thuật của tỉnh nhà đã có bước phát triển mới, đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, nâng cao tinh thần yêu nước, phát huy tinh thần đoàn kết; khơi dậy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

file1084.jpg

Sau khi có Nghị quyết số 23-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện kịp thời. Nhờ đó, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật trong xây dựng và sự nghiệp phát triển đất nước, nâng cao hiệu quả hoạt động văn học, văn nghệ, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, định hướng phát triển văn học, nghệ thuật đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh có sự phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước được trẻ hóa, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tâm huyết với nghề, nhất là giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc. Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ văn nghệ sĩ; đổi mới phương thức hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; bố trí nguồn lực cho hoạt động văn học, nghệ thuật. Nhờ đó, hoạt động văn học, nghệ thuật có bước phát triển khá, chuyên nghiệp hơn, số lượng hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ngày càng nhiều, số tác phẩm đạt giải khu vực, quốc gia tăng, chất lượng Tạp chí Văn nghệ Bình Thuận ngày càng được nâng lên. Công tác quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật ngày càng chặt chẽ, đúng quy định; triển khai thực hiện tốt Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền tác phẩm. Công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi tình hình thực thi pháp luật trong tổ chức các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật tiếp tục được tăng cường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm…

Bên cạnh những kết quả đạt được, phải thẳng thắn nhìn nhận thì hoạt động văn học, nghệ thuật có bước phát triển mới nhưng chưa đồng bộ, chưa đều. Công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật còn hạn chế. Một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh liên quan lĩnh vực văn học, nghệ thuật chậm hoặc qua loa. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh còn thiếu và yếu, chưa phát huy tốt vai trò tập hợp lực lượng, định hướng sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng cao. Cơ chế tổ chức hoạt động của các phân hội, chi hội Văn học nghệ thuật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nhưng chưa được tháo gỡ kịp thời. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ chuyên nghiệp còn hạn chế, thiếu tính kế thừa. Một số thiết chế văn hóa hoạt động hiệu quả không cao; công tác sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tuy được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao. Các hoạt động nổi bật: Nhiếp ảnh, mỹ thuật. Các hoạt động còn trầm lắng…

Trước những tồn tại, hạn chế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai tốt hơn Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, đó là: Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải nắm vững các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết; đồng thời, đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương; phát huy đúng mức vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, gắn với đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, tham gia thực hiện. Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; phát huy tinh thần đoàn kết trách nhiệm và năng lực của hội viên. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở; kịp thời đánh giá, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác văn học nghệ thuật; thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng, động viên tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động văn học, nghệ thuật. Bên cạnh đó, đội ngũ văn nghệ sĩ phải phát huy vai trò là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, bám sát thực tiễn sinh động của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương, cuộc sống và lao động của nhân dân để sáng tác nhằm khơi dậy, phát huy các giá trị chân - thiện - mỹ, phê phán kịp thời hành vi tiêu cực, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong xã hội. Quá trình thực hiện cần xác định rõ quan điểm phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương. Đồng thời phát huy tốt vai trò của các thiết chế văn hóa ở cơ sở, tạo môi trường thật sự lành mạnh để mọi người dân được hưởng thụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của dân tộc, địa phương và những thành tựu tiên tiến của văn hóa, nghệ thuật nhân loại.

Những vấn đề kiến nghị Trung ương: Quan tâm điều chỉnh cơ chế chính sách đối với đội ngũ văn nghệ sĩ như: Lương, nhuận bút, phụ cấp chế độ ưu đãi nghề; tăng mức đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia về nghệ thuật biểu diễn. Định kỳ tổ chức lớp tập huấn về văn học, nghệ thuật, nhất là lý luận phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ văn nghệ sĩ và những người trực tiếp làm công tác quản lý văn học, nghệ thuật. Nghiên cứu, ban hành các Luật: Biểu diễn nghệ thuật, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm..., tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý; đồng thời, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động văn học, nghệ thuật phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn hiện nay.

BẢO TÍN


(0) Bình luận
Bài liên quan
 Sinh hoạt chính trị "Giữ trọn lời thề đảng viên":
Ngày càng thực chất và lan tỏa sâu rộng
BTO-Qua 3 tháng triển khai đợt sinh hoạt chính trị chủ đề “Giữ trọn lời thề đảng viên”, nhiều địa phương, đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể đã chủ động tổ chức sinh hoạt với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới: Mọi người dân phải được hưởng thụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc và nhân loại