Từ tháng 6/2017, sẽ tăng giá dịch vụ y tế với người không có BHYT. Danh mục dịch vụ sẽ áp dụng giá mới gồm hơn 1.900 loại, đa số tăng từ 20%-50% so với trước, cá biệt có những dịch vụ tăng 2-3 lần. Tại Bình Thuận, tỷ lệ dân số có BHYT ra sao, công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT như thế nào?... Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Bình Thuận Online có cuộc trao đổi với Bác sĩ Đặng Minh Thông – Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Bình Thuận.
PV: Chào ông, ông có thể nói rõ hơn về việc tăng giá dịch vụ y tế với người không có BHYT?
Bác sĩ Đặng Minh Thông:Theo TT 02/2017/BYT, có 3 nhóm DV áp dụng cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa, bao gồm: Giá DV KCB, kiểm tra sức khỏe; giá DV ngày giường điều trị; giá DVKT và XN. Trong đó, nhóm DV KCB và dịch vụ ngày giường điều trị đều có mức tăng giá rất mạnh, cao gấp 2- 4 lần so với giá hiện tại. Cụ thể: Tiền KB tăng gấp 4 lần ở PKĐK khu vực, TYT xã; tăng 2 lần ở BV hạng 1 và hạng 2. Theo quy định mới, tiền khám tối đa ở BV hạng ĐB và BV hạng 1 là 39.000 đồng/lượt; hạng 2 là 35.000 đồng/lượt; hạng 3 là 31.000 đồng/lượt và BV hạng 4/PKĐK khu vực, TYT xã là 29.000 đồng/lượt.
Với 1.900 DV được điều chỉnh tăng giá trong TT 02 này, chỉ có nhóm giá KB, ngày giường điều trị là khác nhau theo hạng BV, còn lại các DVKT, XN đều thực hiện thống nhất một mức giá tại tất cả các BV trên toàn quốc. TTLT số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc cũng đang thực hiện theo nguyên tắc này. Tuy nhiên, điều khác nhau cơ bản giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là bệnh nhân BHYT đã được quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí, còn lại chỉ phải chi trả cao nhất là 20% cho các dịch vụ nằm trong danh mục. Còn bệnh nhân không có thẻ BHYT phải chi trả 100% toàn bộ chi phí KCB. Như vậy, khoản tiền người KCB không có BHYT phải trả thêm so với mức giá hiện hành sẽ là con số không nhỏ. Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các DVKT cao, thì mức chi 100% từ tiền túi rất lớn, ví dụ như chụp PET/CT chi phí tối đa đã lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng...
PV: Được biết, tỷ lệ dân số có BHYT hiện là 82%, nhưng trong đó 65% là từ ngân sách nhà nước hỗ trợ, cho thấy tỷ lệ thực mua BHYT trong dân rất thấp. Vậy tỷ lệ người dân có BHYT ở Bình Thuận như thế nào?
Bác sĩ Đặng Minh Thông:Hiện nay, theo thống kê của BHXH Bình Thuận, toàn tỉnh có 69,18% người có thẻ BHYT, như thế vẫn còn khoản 31% chưa có thẻ BHYT. Tuy nhiên, số đối tượng tham gia BHYT thuộc hộ gia đình chỉ có 17%. Nhiều trường hợp, tham gia BHYT khi mắc bệnh nặng đã được quỹ BHYT chi trả với số tiền rất lớn, nếu không có thẻ BHYT nguy cơ trở thành khó khăn trong quá trình điều trị, đơn cử như: ông Phạm Mây, sinh năm 1950, cư ngụ thôn Hà Thủy, xã Chí Công, huyện Tuy Phong, mã số thẻ: GD 4 60 0290504878 với chi phí trên 427 triệu đồng; bà Nguyễn Thị Đồng, sinh năm 1955, ở Hàm Minh, Hàm Thuận Nam, mã thẻ: GD 4 60 0591401474 với chi phí hơn 360 triệu đồng; bà Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1955, cư ngụ KP4, Hàm Tiến, TP. Phan Thiết, mã số thẻ: GD 4 60 0190600451 với chi phí trên 345 triệu đồng…
PV: Như ông đã thông tin vậy thì nguyên nhân vì sao một bộ phận người dân không có BHYT?.
Bác sĩ Đặng Minh Thông:Nguyên nhân người dân chưa tham gia BHYT vì:
- Còn ỉ lại sức khỏe của mình, cứ nghĩ còn khỏe mạnh nên không tham gia BHYT làm gì, nghĩ trước mắt nhưng không nghĩ mai sau
- Giá DV KCB áp dụng cho người chưa có thẻ BHYT còn khá thấp so với giá BHYT nên người dân ít quan tâm, có bệnh họ sẵn sàng bỏ tiền túi để đi KCB, nhưng với giá dịch vụ tăng như hiện nay thì người giàu không may mắt bệnh nặng cũng phải khóc
- Nhiều gia đình có 4 người trở lên thì cho rằng tham gia hết gia đình không đủ tiền mua. Tuy nhiên, chúng ta quên rằng chính sách nhà nước đã có hình thức miễn giảm từ người thứ 2 trở đi và có thể tham gia 3 tháng, 6 tháng.
PV: Khi tham gia BHYT sẽ được chế độ về giá dịch vụ như thế nào khi điều trị thưa ông? Để thực hiện thành công mục tiêu đạt 75% tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến cuối năm 2017, Bảo hiểm Xã hội Bình Thuận sẽ làm gì? Thưa ông.
Bác sĩ Đặng Minh Thông: Khi tham gia BHYT người dân sẽ được thụ hưởng rất nhiều quyền lợi:
1. Mức đóng: bằng 4,5% mức lương cơ sở (cán bộ, CCVC nhà nước đóng 4,5% mức lương thực hưởng)
Giảm trừ mức đóng từ người thứ 2 trở đi: người thứ 2 bằng giảm 30%, người thứ 3 giảm 40%, N4 giảm 50%, N5 trở đi giảm 60%.
2. Chọn nơi đăng ký KCB ban đầu từ bệnh viện tuyến huyện trở xuống theo hướng dẫn của cơ quan BHXH
3. Mức hưởng:
- Được thông tuyến KCB từ TYT xã, đến PK đa khoa khu vực và bệnh viện tuyến huyện và ngược lại; được hưởng 100% mức hưởng khi khám trái tuyến tại BV tuyến huyện trên toàn quốc.
- Được hưởng 100% chi phí ( không phải cùng chi trả 20%) khi:
+ KCB tại TYT xã
+ Có tổng chi phí dưới 15% mức lương cơ sở (181.500 đồng) 1/7/2017: 195.000đồng.
+ Tham gia 5 năm liên tục trở lên và có số cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở ( 7.260.000 đồng). 1/7/2017 : 7.800.000 đồng.
Cám ơn ông!
Hồng Châu ( Thực hiện)