Theo dõi trên

Quốc tế ấn tượng Việt Nam qua cách bảo vệ cá voi

24/08/2022, 05:34

Những ngày qua biển Đề Gi của tỉnh Bình Định xuất hiện cá voi. Sự việc đã thu hút nhiều con mắt hướng về Đề Gi.

Bởi, đây là hiện tượng lạ vì cá voi chỉ sống ở vùng biển sâu, lạnh, hầu như chưa bao giờ sống gần bờ biển, nếu có chỉ khi bị thương hoặc chết trôi dạt vào bờ. Hơn nữa, cá voi là hiện thân của linh thiêng, may mắn, là đấng thần linh che chở, cứu giúp ngư dân khi gặp sóng to gió lớn, hiểm nguy trên biển, ngư dân tôn kính gọi là cá ông.

1-5-1660202753.jpg
Cá voi xuất hiện ở vùng biển Đề Gi (ảnh Internet).

Hiện tượng gây “sốt” mạng trong những ngày qua với phương tiện truyền thông không ngừng đăng tải những hình ảnh đáng yêu. Nhiều đoàn du khách thuê ghe, thuyền ra tận biển, nơi cá voi thường xuất hiện để xem. Họ, reo hò mỗi khi cá voi xuất hiện và khi không thấy thì gọi: Ông ơi! xuất hiện đi ông. Hình ảnh ấy vô cùng xúc động, nó như một thứ tình cảm đặc biệt của con người đối xử tốt với sự sống của thiên nhiên.

d6d0ddfed8fef96bd7bd29a799b2660d-1494898992832.jpg
Ngư dân Mũi Né chôn cất cá voi 

Điều đó cũng làm tôi nhớ đến nhiều lần người dân Bình Thuận chôn cất cá voi dạt vào bờ. Điển hình năm 2017, ngư dân Mũi Né chôn cất theo phong tục 1 con cá voi nặng 7 tấn và trước đó cũng 1 con nặng khoảng 3,5 tấn. Mới đây nhất, người dân phát hiện một con mắc cạn ở bờ biển và cùng nhau giải cứu, đưa cá voi trở về biển cả. Những lần như vậy đều có sự chứng kiến của du khách quốc tế bởi Mũi Né nổi tiếng trong và ngoài nước với biển xanh, cát trắng, nắng vàng.

untitled-1.jpg
Iceland công bố chấm dứt săn bắt cá voi từ năm 2024.

Cùng với hiện tượng ở Đề Gi đã gây sự chú ý đến cộng đồng quốc tế, giữa lúc thế giới đang loay hoay tìm cách bảo vệ cá voi do một số nước bất chấp những quy định Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), săn bắt cá voi.

Nhật Bản là điển hình, Liên minh châu Âu, Israel, Nigeria, Peru và Mỹ đã bày tỏ sự phẫn nộ về việc Nhật Bản tiếp tục bán nguồn thịt và mô mỡ từ những con cá voi đã bị đánh bắt và nhập khẩu bất hợp pháp trong nhiều năm qua tại một hội nghị toàn cầu của công ước CITES diễn ra tại Geneva (Thụy Sỹ). Đại diện Liên minh châu Âu đã chỉ ra hành động của Nhật Bản là vi phạm Điều 8 của công ước CITES, đồng thời yêu cầu tịch thu tang vật. Iceland vừa tuyên bố nước này sẽ chấm dứt hoạt động săn bắt cá voi từ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Nông nghiệp Iceland, bà Svandís Svavarsdóttir nói với tờ báo CNN của Mỹ: Có rất ít lý do để cho phép săn bắt cá voi sau năm 2024. Việc săn bắt cá voi đã gây tranh cãi ở nhiều nước và nhắc lại thực tế chuỗi bán lẻ Whole Foods của Mỹ đã ngừng tiếp thị các sản phẩm của Iceland.

Các chuyên gia, nhà khoa học của Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và loài nguy cấp phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định đã khảo sát nhanh cá voi tại Đề Gi, nhằm thu thập những dẫn liệu khoa học liên quan đến loài cá.

Theo báo cáo của trung tâm, khảo sát được tiến hành trong 4 ngày, đoàn đã ghi nhận một cặp mẹ con loài cá voi Bryde, tên khoa học Balaenoptera edeni. Loài này được liệt kê trong Phụ lục 1 của Công ước CITES cấm buôn bán vận chuyển quốc tế; Công ước về Bảo tồn các loài di cư của động vật hoang dã CMS.

Bà Julia quốc tịch UK sống và làm việc ở Mũi Né khi nhận được thông tin này rất vui và cho biết, sẽ chia sẻ hiện tượng và hình ảnh người Việt Nam bảo vệ cá voi đến với người Nhật, “Tôi cũng sẽ chia sẻ với các chuyên gia về cá voi mà tôi biết”, bà Julia cho biết.

NINH CHINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Ngư dân Mũi Né phát hiện cá voi khoảng 10 tấn chết trên biển
 BTO- Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn được ngư dânpháthiện trôi trên biển, cách bờ biển Mũi Né khoảng 12 hải lý. Theo phong tục, ngư dân đã đưa xác con cá voi về lăng Ông để chôn cất thờ cúng.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc tế ấn tượng Việt Nam qua cách bảo vệ cá voi