Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chi cục Trồng trọt và BVTV bố trí đủ nguồn lực để thực hiện công tác quản lý mã số vùng trồng (MSVT), cơ sở đóng gói (CSĐG) trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng các mã số đã được cấp; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tái vi phạm nhiều lần; đặc biệt chú ý đến việc giám sát đối với các CSĐG; thực hiện đầy đủ các chương trình giám sát dư lượng…
Riêng UBND các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển MSVT, mã số CSĐG hoặc lồng ghép vào chương trình, nghị quyết về phát triển kinh tế tại địa phương để thực hiện. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn các quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm cho các vùng trồng và CSĐG. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các CSĐG phải bố trí nhân sự để thực hiện kiểm soát theo đúng quy định; chịu trách nhiệm đối với các biện pháp kỹ thuật áp dụng và bảo đảm việc tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Đồng thời phối hợp các cơ quan quản lý của địa phương để thực hiện giám sát vùng trồng, CSĐG theo đúng quy định. Toàn bộ vùng trồng và CSĐG đã được cấp mã số xuất khẩu phải cập nhật thông tin toàn bộ quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói và vận chuyển sản phẩm trên phần mềm quản lý vùng trồng và phần mềm quản lý CSĐG… Được biết, đến nay Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận đã thực hiện công tác quản lý và cấp mới cho 611 MSVT thanh long, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và 302 mã số CSĐG sang các thị trường này