Theo dõi trên

Tàu sân bay Mỹ đến Hàn Quốc sau khi Nga - Triều Tiên ký hiệp ước phòng thủ chung

24/06/2024, 05:48

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt (CVN-71) cập cảng Hàn Quốc vào ngày 22/6 với mục đích thị uy sức mạnh.

Sự xuất hiện của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Theodore Roosevelt ở Busan diễn ra một ngày sau khi Hàn Quốc triệu đại sứ Nga tại nước này để phản đối Hiệp ước phòng thủ chung ký hôm 19/6 giữa Nga và Triều Tiên. Bất chấp những đảm bảo của phía Nga, chính phủ Hàn Quốc vẫn cho rằng thoả thuận đã đặt ra mối đe doạ đối với an ninh của nước này, đồng thời cảnh báo có thể xem xét việc gửi vũ khí tới Ukraine.

34021239750c0d84c9fbeb-12485982_gzpx.jpg

Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Theodore Roosevelt. Ảnh: USN

Thời gian gần đây, Mỹ và Hàn Quốc đã mở rộng huấn luyện kết hợp và tăng cường hiện diện các tài sản quân sự chiến lược trong khu vực nhằm đối phó với điều mà những nước này cho là mối đe doạ ngày càng tăng của Triều Tiên. Mỹ và Hàn Quốc cũng đang cập nhật các chiến lược răn đe hạt nhân, trong đó Hàn Quốc muốn có sự đảm bảo mạnh mẽ hơn của đồng minh trước nguy cơ một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên sau 7 tháng, một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ tới Hàn Quốc kể từ chuyến ghé thăm của tàu USS Carl Vinson hồi tháng 11/2023 và cũng là lần đầu tiên tàu USS Theodore Roosevelt ghé cảng Busan.

Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Hàn dự kiến cuối tháng này sẽ tổ chức cuộc tập trận đa phương 3 bên đầu tiên mang tên Freedom Edge. Theo Chuẩn đô đốc Christopher Alexander, Chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 9, sự xuất hiện của tàu USS Theodore Roosevelt là một phần của cuộc tập trận: “Đây là cuộc tập trận ba bên giữa Hải quân Mỹ, Hàn Quốc và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Mục đích là nâng cao năng lực chiến thuật của các tàu, cải thiện khả năng tương tác giữa hải quân 3 nước, cũng như khả năng sẵn sàng ứng phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng hay tình huống bất ngờ nào".

Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hồi tuần này dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, quân đội Triều Tiên đang thực hiện các hoạt động xây dựng không rõ mục đích bên trong Khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách nước này và Hàn Quốc. Nguồn tin cho biết thêm không rõ liệu các hoạt động này là để xây dựng một bức tường dài ở phía Bắc đường phân giới quân sự hay chỉ đơn giản là thiết lập các công trình phòng thủ tại các điểm cụ thể.

Đường phân giới quân sự chia đôi Khu vực phi quân sự theo chiều ngang, đóng vai trò là vùng đệm giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một hiệp định đình chiến chứ không phải một hiệp ước hòa bình. Phía Triều Tiên chưa bình luận gì về thông tin. Tuy nhiên, quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Hàn Quốc mới đây đã đình chỉ hoàn toàn thỏa thuận quân sự liên Triều năm 2018 và nối lại hoạt động tuyên truyền bằng loa phóng thanh ở biên giới nhằm đáp lại việc Triều Tiên gần đây thả hàng nghìn bóng bay chứa rác thải sang Hàn Quốc.

H LAN (TỔNG HỢP)


(0) Bình luận
Bài liên quan
EU tăng thuế xe điện Trung Quốc: Giải thích không phải “trừng phạt”
Phó thủ tướng Đức khẳng định việc EU tăng thuế với xe điện Trung Quốc nhằm cân bằng lợi thế cho xe điện châu Âu chứ không muốn trừng phạt Bắc Kinh.
Nổi bật
Gỡ vướng mắc để quản lý chặt tàu “3 không”
Mặc dù là một trong những tỉnh, thành tiên phong thực hiện rà soát, thống kê, đăng ký tạm tàu cá “3 không” (không đăng ký, đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản), tuy nhiên số lượng tàu cá này cứ phát sinh do các địa phương quản lý chưa chặt chẽ. Ngoài ra, toàn tỉnh còn gần 200 tàu “3 không” chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm tời, do gặp nhiều vướng mắc.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu sân bay Mỹ đến Hàn Quốc sau khi Nga - Triều Tiên ký hiệp ước phòng thủ chung