Theo dõi trên

Thi đua, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

11/03/2022, 09:44

Tổng kết thực hiện giao ước thi đua của UBND tỉnh năm 2021 cho thấy, năm 2021 Bình Thuận đã thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế và nhân dân trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, hoàn thành đạt, vượt 13/17 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Trong đó, thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 13.496 tỷ đồng, vượt 62,22 dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 23,6% so với năm 2020. Kinh tế bảo đảm thực hiện mục tiêu “kép” vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch hiệu quả.

thi-dua.jpg

Báo cáo của UBND tỉnh nêu rõ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức ổn định, tổng sản phẩm nội tỉnh GRDP 2,77%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 590 triệu USD. Thu ngân sách toàn tỉnh đạt 13.496 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa đạt 10.127 tỷ đồng, vượt 68,23% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2020. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực ở các mặt nông, lâm, thủy sản chiếm 29,68%; công nghiệp, xây dựng chiếm 33,05%; dịch vụ chiếm 30,79%. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 2,03 triệu USD (năm 2020 đạt 77,76 triệu USD). Vốn đầu tư trong nước đạt 14.458 tỷ đồng (năm 2020 đạt 11.040 tỷ đồng). GRDP bình quân đầu người đạt 69,6 triệu đồng (tương đương 3.000,7 USD, tăng 105,45% so với năm 2020).

Song song với phát triển kinh tế trong thời điểm khó khăn nhất của đợt dịch thế kỷ, việc phát triển văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ và chính sách xã hội cũng là nhiệm vụ khá quan trọng để đảm bảo không bị mất cân đối trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Bên cạnh duy trì chất lượng giáo dục các cấp học. Phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non trẻ 5 tuổi, tiểu học mức độ 2, trung học cơ sở mức độ 1; mầm non trẻ 5 tuổi, tiểu học mức độ 3; có 5/10 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 và mức độ 2. Vận động kinh phí, trang thiết bị trị giá 18,9 tỷ đồng trao tặng máy tính cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ở lĩnh vực du lịch, năm 2021 là thời điểm khó khăn toàn tỉnh chỉ đón 1,774 triệu lượt khách, đạt 37,3% kế hoạch, giảm 46,2% so với năm 2020. Khách du lịch quốc tế giảm 86,9%, khách nội địa giảm 33,9% so với năm 2020. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 4.158 tỷ đồng, đạt 33% kế hoạch, giảm 55,8% so với năm 2020. Khó khăn là như vậy, nhưng phải thừa nhận rằng năm 2021, trong tình hình khó khăn, nhất là ảnh hưởng đại dịch thế kỷ Covid-19, song các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh được triển khai mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nổi bật là sự nhạy bén của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh quan tâm ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, đưa các phong trào thi đua ngày càng thiết thực, hiệu quả. Các phong trào thi đua yêu nước tạo sự lan tỏa rộng khắp, đặc biệt là “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.

Tuy nhiên, ở góc độ nào đó, ở cấp xã, các doanh nghiệp ngoài nhà nước, có nơi triển khai thực hiện còn hình thức, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Vai trò, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực hiện phong trào thi đua cải cách hành chính, xây dựng văn hóa công sở còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp và xã hội. Các điển hình tiên tiến trong các Cụm, Khối thi đua còn hạn chế, các sáng kiến, mô hình, điển hình phát triển chưa nhiều.

Theo đó, để tạo đà cho năm 2022 trước những thách thức, UBND tỉnh đã yêu cầu tập trung thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu “kép”, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đặt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe nhân dân là điều kiện tiên quyết để phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Từng bước mở cửa nền kinh tế trong trạng thái “bình thường mới” phù hợp với diễn biến, độ bao phủ vắc xin và điều trị Covid-19. Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chủ động liên kết, hợp tác và hội nhập; đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trọng tâm là phát triển công nghiệp, du lịch, nông nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Ra sức thi đua, phấn đấu thực hiện đạt một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.

QUANG NHÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Gặp mặt và đối thoại với đội ngũ trí thức tỉnh: Giải đáp nhiều vấn đề nóng, bức xúc từ cơ sở
Cuối tuần qua, buổi gặp mặt, đối thoại với hơn 100 đại biểu là đội ngũ trí thức tỉnh diễn ra trong không khí cởi mở, chân tình, đồng chí Dương Văn An - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã giải đáp và thông tin thêm nhiều nội dung quan trọng để đội ngũ trí thức nắm bắt rõ hơn, từ đó có những đề xuất, hiến kế cho sự phát triển chung của tỉnh.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thi đua, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội