Theo dõi trên

Thuyền thúng trên bờ biển La Gi !

09/03/2016, 09:08

BT- Dọc dài bờ biển 28 km của thị xã La Gi vẫn tồn tại các bến thuyền thúng nằm trên bãi ngang ở Cam Bình, Hồ Tôm, Tân Long, Bàu Dòi, Ba Đăng… Nhưng tập trung nhiều nhất là bến Bàu Dòi (Tân Tiến) và Cam bình (Tân Phước) với gần 300 chiếc. Mùa bấc rồi chuyển sang giêng, biển động mạnh, thuyền máy đánh khơi xa phải nằm chờ, thì nghề thuyền thúng lại đắc dụng với mặt nước biển gần bờ bằng lưới nậu, lưới rê vài sải tay. Với mùa giêng này loài cá nhiều nhất chạy ngoài chân sóng là cá trích, cá đục, cá hanh, cá đối… Riêng ở Tam Tân thì có giống tôm bạc có chất thịt chắc đậm nhưng nay gần như biệt dạng. Thời gian thuyền thúng tung lưới vào buổi chập sáng đến khi mặt trời lên thì kéo thúng lên bờ. Ở bãi Cam Bình khác hơn các nơi là dùng xe bò một con ra bãi biển, tháo dây ách bò, hạ thùng xe để đẩy thúng lên đưa vào mô cát cao. Nhiều con bò quanh năm quen với đất ruộng vậy mà tỏ ra thành thạo, chỉ một thao tác hất sừng cho càng xe đặt vào cổ rất nhẹ nhàng. Cái cảnh thường thấy trước đây...

                
Ảnh: Đ.H

Hình ảnh chiếc thúng câu muôn thuở nằm phơi trên bờ biển đã đi vào tâm khảm của người dân ở đây mang nét đan thanh của những vòng tròn tựa vành trăng rằm… không thôi tiếng sóng dạt dào. Trước đây không lâu, thuyền thúng đúng nghĩa là thúng chai bởi đan bằng nan tre, phủ lớp dầu rái trộn bột chai rừng với phân bò khô chống được nước thấm vào. Nhiều ngư phủ nhớ lại mà rùng mình, khoảng thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, với những chiếc thúng chai xếp lớp trên con thuyền câu ra biển mỗi đêm, rồi được bỏ xuống để tự bơi theo con sóng bập bềnh mà rải thẻ làm mồi vớt mực. Một thân một thúng với ngọn đèn măng-xông sáng lên nhưng đâu có dễ dàng, lúc gặp cơn gió chướng thổi chao nghiêng, đèn tắt lại phải lụi hụi bơm dầu tiếp tục. Có hôm sóng lớn đánh dạt xa thuyền trôi lạc, thuyền chủ phải quay về báo tin là mất tích. Có người may mắn được cứu sống từ vùng biển nơi khác xa hàng trăm hải lý, rồi cũng phải bám nghề. Cho nên thúng chai còn là hình tượng chén cơm chan đầy nước mắt của người dân xứ  biển quê xưa. 

Những năm sau này, thuyền thúng cũng bằng chất liệu nan tre, phải là loại tre mỡ và vành thúng bện bằng loại tre đực (thân có nhiều mắc gai). Nhưng không sử dụng lớp phủ bột chai mà thay bằng vải nhựa có sức bền như composite. Ngày nay ít có thuyền thúng phải chèo bằng tay vì mỗi thuyền đều gắn máy cưỡi sóng thênh thang. Những lão ngư thì lại cho rằng thúng xưa tuy vậy mà đằm hơn, có độ bền, dù sóng nhóc đẩy lên không dễ gì bị lật như thuyền lợp mủ nhựa bây giờ. Tuổi thọ của thuyền thúng chỉ 3 - 4 năm nhưng chỉ phải đôi ba triệu đồng cũng vừa với khả năng của những gia đình nghèo sống bằng nghề bờ. Anh Lê Văn Nam, sống ở Thôn Cam Bình, xã Tân Phước (La Gi), theo cha mẹ từ Quảng Trị vào đây, lật đất trồng mì và chăm khoảnh ruộng nhỏ, thấy quanh quẩn chừng ấy làm sao nuôi được bầy con 5 đứa thiết tha cái sự học. Anh mày mò và là người duy nhất làm ra những chiếc thuyền thúng kết hợp với cách làm truyền thống, lớp bọc bằng mủ nhựa mà giá không cao. Đến nay đã mười năm, trên miếng đất gần một mẫu của gia đình, có ngôi biệt thự nguy nga trên 3 tỷ đồng và cạnh nhà vẫn là một xưởng sản xuất thuyền thúng, sực nức mùi keo giữ bền cho vỏ thúng. Nguồn cá biển gần bờ cũng có hạn, số lượng thuyền thúng được các nơi trong thị xã đặt hàng cũng có phần giảm. Nhưng các con anh học hành đến nơi đến chốn, kinh tế gia đình cũng đủ để gọi bằng lòng.

Việc làm ăn cũng như nghề thúng chai hay thúng mủ, cũng có lúc phải đổi thay là chuyện đương nhiên. Từ chỗ là bến đậu của thuyền thúng rồi chuyển dần là chợ cá bờ nhưng chỉ nhóm cùng buổi thuyền thúng lên bờ. Bán vội bán vàng cho người thu gom, cá vụn thì cho hàng xóm diễn ra vài giờ là chợ tan. Ở bãi Cam Bình khách du lịch có thể mua ngay những con cá, tôm còn tươi sống trên rổ và đưa vào quán nhờ chế biến nướng, luộc hay nấu canh… đã trở thành hương vị đặc sản ở đây từ nhiều năm nay. Rồi đây, một khi các dự án du lịch phát triển thì các bến thuyền thúng này phải chuyển đi sẽ là điều khó khăn do sự gắn bó tập quán lâu đời của nghề biển địa phương.

PHAN CHÍNH



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (11/4)
    một giờ trước Bạn đọc
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng huyện Tuy Phong (17/4/1975 - 17/4/2025): Đánh thức tiềm năng phát triển năng động; Tự hào quá khứ, vững bước tương lai; Hàm Thuận Bắc: Giá lúa, rơm lên xuống; Câu chuyện về chợ Gò; Nuôi dưỡng yêu thương...
  • Nỗ lực giữ vị trí thứ 3
    một giờ trước Thể thao
    Nottingham Forest tiếp đón đối thủ Everton trên sân nhà City Ground tại vòng 32 Giải Ngoại hạng Anh diễn ra vào lúc 21 giờ ngày 12/4. Nottingham Forest đang phong độ ấn tượng và có lợi thế sân nhà còn Everton đang chơi không tốt trên...
  • Du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5: Bình Thuận hứa hẹn sôi động…
    một giờ trước Du lịch
    Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây kéo dài trong 5 ngày liên tiếp (từ 30/4 đến 4/5/2025) là dịp để các tỉnh, thành trong cả nước đẩy mạnh thu hút du khách đến nghỉ dưỡng, tham quan, trải nghiệm, vui chơi giải trí…
  • Nồi canh trầm tích
    một giờ trước Giáo dục - Thanh niên
    Vừa rồi, đứa cháu gửi tôi cuốn Hướng dẫn ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hỏi tôi một số vấn đề có liên quan đến cảm nhận tác phẩm. Mở xem qua, tôi bắt gặp bài thơ...
  • Nuôi dưỡng yêu thương qua những chuyến đi
    một giờ trước Đời sống
    Vào những ngày cuối tuần, gia đình chị lại chọn cách đưa con đi dã ngoại để gắn kết tình cảm với các thành viên. Đồng thời là cơ hội để con vui hơn, rèn luyện, mở rộng tầm nhìn, khám phá thiên nhiên và lưu lại ký ức tuổi thơ vui vẻ.
  • Một câu hỏi khó
    một giờ trước Văn học nghệ thuật
    - Sao chú vẫn chưa về?
  • Ngư dân và biển
    một giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Tôi là cô gái miền núi tự hào với đại ngàn xanh thẳm, tôi sau mới hiểu người vùng biển lại gắn bó với đại dương mênh mông. Nơi tôi sống tiếng cồng chiêng vang vọng giữa núi rừng, còn nơi tôi đến biển cả là âm thanh của sóng vỗ và gió...
  • Câu chuyện về chợ Gò
    một giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Kỳ 1: Dấu tích một thời
  • Ai ơi đừng “buôn cưới”!
    một giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Nông thôn quê mình thời nay phát sinh ra thói xấu ăn xổi, ăn bớt trong tiệc cưới. Gọi là “buôn cưới”. Gia chủ hợp đồng với dịch vụ tiệc cưới, đặt tiệc giá rẻ, giá thấp hơn bình thường. Chủ dịch vụ cũng phải miễn cưỡng đồng ý. Hé lộ:...
  • Từ vùng đất nắng gió đến trung tâm năng lượng quốc gia
    một giờ trước Kinh tế
    Từng được xem là vùng đất khô cằn, nắng gió quanh năm, huyện Tuy Phong đang bứt phá mạnh mẽ, vươn mình trở thành trung tâm năng lượng của tỉnh và cả nước, đóng góp mạnh mẽ vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • Khai thác lợi thế kinh tế biển
    một giờ trước Kinh tế
    Với chiều dài bờ biển khoảng 50 km, 2 cửa sông đổ ra biển, Tuy Phong được xem là địa phương có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng kinh tế biển, nhất là kêu gọi nguồn lực đầu tư vào các ngành, lĩnh vực về công nghiệp, du lịch,...
  • Đánh thức tiềm năng phát triển năng động
    một giờ trước Kinh tế
    Tròn nửa thế kỷ kể từ ngày được giải phóng (17/4/1975 - 17/4/2025), huyện Tuy Phong từ một vùng đất khô cằn, khắc nghiệt, hôm nay đã chuyển mình thành huyện phát triển năng động ở phía Bắc của tỉnh với nhiều thành tựu nổi bật về kinh...
  • Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Liège và Trường Đại học Phan Thiết
    một giờ trước Giáo dục - Thanh niên
    Ban Giám hiệu Đại học Liège và Ban Giám hiệu Trường Đại học Phan Thiết đã ký kết biên bản Ghi nhớ hợp tác vào chiều 3/4 tại Khách sạn New World Sài Gòn. Buổi lễ ký kết có sự tham dự của ông Adrien DOLIMONT – Bộ trưởng Thủ hiến Wallonie...
  • Sẽ có một chính quyền cấp xã phục vụ tốt hơn cho người dân!
    1 giờ trước Vấn đề và sự kiện
    Việc chuyển đổi từ mô hình chính quyền bốn cấp sang mô hình ba cấp (Trung ương, tỉnh, xã) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho hệ thống quản lý hành chính ở Việt Nam.
  • Tự hào quá khứ, vững bước tương lai
    1 giờ trước Chính trị
    Tháng tư về gợi cho chúng ta rất nhiều cảm xúc, những ký ức hào hùng, gắn liền với các sự kiện lịch sử trọng đại của quê hương, của đất nước. Để rồi từ đó, chúng ta nhận ra rằng, quá khứ chính là điểm tựa, là mạch nguồn để thế hệ hôm...
  • Hàm Thuận Bắc: Giá lúa, rơm lên xuống
    1 giờ trước Kinh tế
    Sau 1 tháng, giá lúa thấp, thì đến thời điểm hiện nay, giá lúa ở Hàm Thuận Bắc có sự nhích lên, mang lại niềm vui cho người trồng lúa. Bên cạnh đó, sản phẩm phụ từ vụ mùa - giá rơm hiện giảm nhẹ so với trước đây.
  • Tuyển chọn thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản - đợt II/2025
    1 giờ trước Đời sống
    Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nội vụ và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai kế hoạch tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản – đợt II/2025, Sở Nội vụ tỉnh đã có văn bản gửi UBND các huyện, thị...
  • Bình An - mùa sen nở rộ!
    1 giờ trước Kinh tế
    Bình Thuận đang vào cao điểm vụ thu hoạch đông xuân. Từng cánh đồng ở các địa phương trong tỉnh nói chung và huyện Bắc Bình nói riêng trải dài một màu vàng ươm của lúa chín. Điều đặc biệt hơn ở vùng đất xã Bình An, huyện Bắc Bình, xen...
  • Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 681 nhiệm kỳ 2025-2030
    11 giờ trước Chính trị
    BTO-Trong 2 ngày (9 và 10/4), Đảng bộ Lữ đoàn 681 - Vùng 2 Hải quân tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Chuẩn đô đốc Lê Bá Quân -Tư lệnh Vùng 2 Hải quân dự và chỉ đạo đại hội.
  • Khởi tố đối tượng “Tổ chức đánh bạc” trên không gian mạng
    11 giờ trước Pháp luật
    BTO-Hiện Cơ quan điều tra, Công an tỉnh đang tiếp tục mở rộng vụ án, điều tra, xác minh xử lý các đối tượng có liên quan theo quy định của pháp luật.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thuyền thúng trên bờ biển La Gi !