TIẾNG CHĂM

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Chăm
3 ngày trước Giáo dục - Thanh niên
Tại Bình Thuận, ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) đang được tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh là tiếng dân tộc Chăm. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thời gian qua, các cơ sở giáo dục trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dạy học tiếng Chăm, góp phần phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số (DTTS), gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
  • Bảo tồn sách lá buông của người Chăm
    một năm trước Văn hóa - Thể thao
    Người Chăm viết chữ trên nhiều chất liệu khác nhau như khắc chữ trên đá, gỗ, kim loại, viết chữ trên giấy, da thú, tre và vải. Trong đó, có việc khắc chữ trên chất liệu lá buông. Loại chữ người Chăm viết trên lá buông là chữ Akhar Thrah xuất hiện đầu tiên trên mi cửa đền tháp Po Ramê vào thế kỷ thứ XVII.
  •  Bắc Bình:  Hội thi viết chữ đẹp tiếng Việt và tiếng Chăm
    2 năm trước Giáo dục - Thanh niên
    BTO - Mới đây, tại Trường tiểu học Chợ Lầu 2, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Bình đã tổ chức Hội thi giao lưu Viết chữ đẹp cấp huyện cho học sinh bậc tiểu học (khối 3, 4, 5). Tham gia hội thi có 249 học sinh viết chữ đẹp Tiếng Việt và 39 học sinh viết chữ đẹp Tiếng Chăm đến từ các trường TH trên địa bàn huyện.
  • Cử tri xã Phú Lạc (Tuy Phong): Cần đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng Chăm
    3 năm trước Chính trị
    BT- Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bố Thị Xuân Linh vừa có buổi tiếp xúc cử tri xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XIV và thông tin hoạt động của đoàn Bình Thuận tại kỳ họp.
  • 12 trường tổ chức dạy tiếng Chăm
    6 năm trước Giáo dục - Thanh niên
    BT - Thực hiện chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số theo Nghị định số 82/2010 của Chính phủ, tính đến năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh có 12 trường tiểu học tổ chức dạy học tiếng Chăm cho học sinh dân tộc Chăm gồm 137 lớp với tổng số học sinh là 3.340 em. Kết quả cuối học kỳ I, có 2.444 em hoàn thành tốt chương trình (đạt 73,2%); 779 em hoàn thành (đạt 23,3%) còn lại 117 em chưa hoàn thành (chiếm tỷ lệ 3,5%). Việc tổ chức dạy học tiếng dân tộc trong trường học nhằm duy trì nét văn hóa, bản sắc dân tộc cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.
  • Nên có cách viết, đọc và hiểu chính xác cụm từ  “yôr yang Pô Tằm” trong tiếng Chăm
    7 năm trước Văn hóa - Thể thao
    BT- Từ xa xưa, trong cộng đồng bà con Chăm có rất nhiều nghi lễ, như lễ Rija Nưgar (lễ múa đầu năm tức là mừng năm mới về, đồng thời tống khứ cái xấu xa năm cũ qua đi); lễ Pakap Halau Kroong (lễ chặn đầu nguồn nước, khi thấy nước nguồn về quá nhiều gây lũ lụt thì tổ chức lễ ngăn bớt nước mưa lại); lễ Palao Sah di pabah lămngư (lễ cầu mưa tại cửa biển, có nghĩa là khi thấy hạn hán quá thì tổ chức lễ cầu mưa tại cửa biển)… Và trong những năm gần đây thì một số nghi lễ có thêm phần hội như: trò chơi dân gian có thưởng, biểu diễn văn nghệ, đá bóng giao hữu giữa các thôn làm tăng thêm phần sống động của ngày lễ,  như là lễ hội Kate, lễ hội Ramưwan, lễ hội yôr yang (lễ hội cầu an)…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO