Theo dõi trên

Tiếp tục khẳng định ưu thế, phát triển nền nông nghiệp xanh

31/01/2023, 05:37

Những ngày đầu xuân Quý Mão, cùng chung không khí vui tươi của năm mới, ngành nông nghiệp Bình Thuận đã và đang phát huy kết quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn, hạn chế. Qua đó, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm và chỉ tiêu chủ yếu của ngành trong năm 2023.

Vượt thách thức

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh vừa trải qua một năm 2022 với không ít khó khăn khi thiên tai diễn biến phức tạp, giá cả nguyên, vật liệu đầu vào, nhất là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Tình hình tiêu thụ một số nông sản gặp khó khăn, nhất là trái thanh long đã tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của ngành. Tuy vậy, với điều kiện tự nhiên hiện có, ngành đang tiếp tục khẳng định ưu thế, phù hợp phát triển một nền nông nghiệp xanh, bền vững. Trong đó, phát huy tiềm năng, lợi thế của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, an toàn, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

z3975813564411_394f02d7a042db27543b2becad4ce537.jpg
Thanh long Bình Thuận 

Cũng cần nhìn nhận, bước sang năm 2023, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, nền nông nghiệp của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục chịu nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sự phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa vững chắc của kinh tế thế giới như tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn và ẩn chứa nhiều rủi ro. Ngoài ra, biến đổi khí hậu tiếp tục có những diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng phức tạp, là thách thức đối với sự phát triển bền vững. Quan trọng không kém, đó là nhận thức của một bộ phận người dân chưa sẵn sàng chuyển đổi tư duy sản xuất. Hiện chưa có nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp phát triển đạt hiệu quả cao để dẫn dắt các hộ nông dân tham gia sản xuất tập trung, quy mô lớn…

Ông Mai Kiều - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận cho biết, mục tiêu chung đặt ra của ngành trong năm 2023 là phát triển nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao phấn đấu theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

z4067881100075_3c4097e76dd50660e3a0115ff2db2fd0.jpg
Trồng nho hữu cơ tại Hàm Thuận Bắc.

Phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường

Theo đó, ngành tiếp tục tập trung tham mưu cụ thể hóa và triển khai hiệu quả Nghị quyết số 05 ngày 10/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Tuyên truyền chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

z3652985857082_36934f3c3614643ca6b0e382bf19eea7.jpg
Thu hoạch lúa

Nổi bật về lĩnh vực trồng trọt, ngành hướng đến phát triển quy mô lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, bền vững. Song song, tăng quy mô sản xuất hàng hóa nông sản, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa chất lượng cao, gắn với chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng. Nhất là tập trung cây thanh long, cây lúa, nghiên cứu phát triển cây dược liệu, cây ăn trái có triển vọng. Cùng với đó, sử dụng hiệu quả đất lúa, chuyển đổi linh hoạt giữa cây lương thực và các loại cây trồng khác như cây thực phẩm, dược liệu có giá trị kinh tế.

Ngành nông nghiệp cũng tập trung đẩy mạnh phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ thanh long theo chuỗi giá trị, quy mô lớn. Áp dụng quy trình sản xuất tốt và tương đương gắn với hình thành các vùng sản xuất tập trung được cấp mã số vùng trồng đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Rà soát diện tích thanh long, xây dựng kế hoạch phát triển cân đối, hợp lý và đáp ứng yêu cầu thị trường. Qua đó, xây dựng và triển khai thực hiện đề án xây dựng chuỗi giá trị thanh long. Phấn đấu sản lượng lương thực đạt 800.000 tấn, phát triển lúa thương phẩm chất lượng cao, hướng đến xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo...

Với quyết tâm và sức bật mới, kỳ vọng ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục khẳng định ưu thế, phát triển nền nông nghiệp xanh.

Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp năm 2023:

Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) ngành nông nghiệp đạt từ 2,5 - 2,81%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ở mức 43%. Có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến cuối năm 2023 là 73 xã; có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

KIỀU HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Thanh tra 273 cơ sở kinh doanh nông, thủy sản, vật tư nông nghiệp
Từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp đã tổ chức thẩm định điều kiện sản xuất, kinh doanh an toàn thực phẩm 288 cơ sở (đạt điều kiện 287 cơ sở); thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vật tư nông nghiệp cho 109 cơ sở.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiếp tục khẳng định ưu thế, phát triển nền nông nghiệp xanh