Trước đó, những người biểu tình xông vào nhà của cả hai nhân vật cấp cao này và phòng hỏa đốt một tòa nhà do giận dữ vì cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết ông sẽ rời nhiệm sở sau khi có chính phủ mới, và vài giờ sau, người phát ngôn của Quốc hội cho biết Tổng thống Gotabaya Rajapaksa sẽ từ chức vào ngày 13/7. Sức ép đối với cả 2 nhà lãnh đạo này ngày càng lớn trong bối cảnh suy thoái kinh tế gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng thiết yếu, khiến người dân phải rất khó mua thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác.
Cảnh sát đã cố gắng ngăn chặn biểu tình bằng cách thực thi lệnh giới nghiêm, nhưng lệnh này đã bị dỡ bỏ sau khi khi các luật sư và chính trị gia đối lập cáo buộc là bất hợp pháp. Hàng nghìn người biểu tình đã tiến vào thủ đô Colombo và tràn vào dinh thự kiên cố của ông Rajapaksa. Hình ảnh và video đăng tải trên truyền thông cho thấy, đám đông đang quậy phá bên trong dịnh thự. Một số người đổ xuống bể bơi, một số người nằm trên giường và sử dụng điện thoại ghi lại khoảnh khắc này, trong khi những người khác đưa ra tuyên bố từ phòng họp yêu cầu tổng thống và thủ tướng phải từ chức. Không rõ ông Rajapaksa có ở dinh thự vào thời điểm đó hay không và phát ngôn viên chính phủ Mohan Samaranayake cho biết, ông không có thông tin về việc đi lại của tổng thống.
Còn văn phòng của Thủ tướng Wickremesinghe cho biết, những người biểu tình cũng đột nhập vào dinh thự riêng của thủ tướng và phóng hỏa. Không rõ ông có ở dinh thự khi vụ việc diễn ra hay không.
Trước đó, cảnh sát đã bắn hơi cay vào những người biểu tình tập trung xuống đường tuần hành tại dinh tổng thống, vẫy cờ, đánh trống và hô khẩu hiệu. Tổng cộng, hơn 30 người đã bị thương trong cuộc hỗn loạn vào ngày 9/7.
Người phát ngôn Quốc hội Sri Lanka Mahinda Yapa Abeywardena cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình rằng, ông đã thông báo cho ông Rajapaksa về việc các nhà lãnh đạo quốc hội đã nhóm họp và quyết định yêu cầu ông rời nhiệm sở và tổng thống đã đồng ý. Tuy nhiên, ông Rajapaksa sẽ tạm thời ở lại để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra một cách hòa bình, người phát ngôn Abeywardena nói thêm.
“Ông ấy yêu cầu tôi thông báo cho đất nước rằng ông ấy sẽ từ chức vào ngày 13/7, vì cần phải bàn giao quyền lực một cách hòa bình. Vì thế không cần phải tạo ra sự xáo trộn không cần thiết ở đất nước. Tôi kêu gọi mọi người vì lợi ích của đất nước, hãy duy trì hòa bình để tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao quyền lực”, ông Rajapaksa nói.
Nhà lập pháp đối lập Rauff Hakeem cho biết, các bên đã đạt được sự đồng thuận để Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka đảm nhận vị trí tổng thống tạm thời và điều hành một chính phủ lâm thời.
Trong khi đó, Thủ tướng Wickremesinghe cũng tuyên bố từ chức, nhưng nói rằng ông sẽ không rời nhiệm sở cho đến khi một chính phủ mới được thành lập. Wickremesinghe nói: “Hiện nay đất nước chúng ta đang gặp tình trạng khủng hoảng nhiên liệu, thiếu lương thực, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới đã tới đây và chúng tôi cũng có một số vấn đề cần thảo luận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Do đó, nếu chính phủ này chỉ nên rời đi khi có một chính phủ khác”, ông Wickremesinghe nói.
Hiện các đảng đối lập tại Sri Lanka đang thảo luận về việc thành lập chính phủ mới./.