Sở KH-CN đang xúc tiến thủ tục tuyển chọn 6 đề tài cấp tỉnh đã được đơn vị đặt hàng cho các tổ chức, cá nhân trước đó. Như về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm lợi thế của tỉnh, có đề tài: “Điều tra, khảo sát và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm: Chế biến thủy hải sản, chế biến và bảo quản thanh long, sản xuất tôm giống trên địa bàn Bình Thuận”. Các tổ chức, cá nhân thực hiện nêu bộ giải pháp nâng cao trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm: chế biến hải sản, chế biến và bảo quản thanh long, sản xuất tôm giống tăng 12% so với trước thời điểm triển khai. Phần mềm để đánh giá trình độ, năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hay như phát triển kinh tế, tiềm năng du lịch có: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn tỉnh Bình Thuận”. Hướng mô hình phát triển kinh tế ban đêm như sơ đồ mô phỏng bố trí khu vực kinh tế đêm tại những địa điểm dịch vụ, vui chơi, giải trí, phù hợp điều kiện địa phương. Cùng đó đề tài “Đánh giá giá trị đặc sắc về đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên khu vực suối nước nóng Bưng Thị ở Khu Bảo tồn núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam phục vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái”. “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận cho sản phẩm mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận”. “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất đồ uống và thực phẩm chống lão hóa giàu calcium từ quả thanh long tại tỉnh Bình Thuận”. Các đề tài trên được Sở KH-CN thông qua sẽ được trình UBND tỉnh phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu thực hiện trong năm nay.
Trước đó, đã có 8 đề tài được triển khai nghiên cứu tại các địa phương trong tỉnh. Đó là Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống nho NH-01-152 theo hướng hữu cơ gắn với liên kết chuỗi tại Bình Thuận; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống táo TN-05 theo hướng hữu cơ gắn với liên kết chuỗi tại Bình Thuận; Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ cảnh báo, dự báo chi tiết các cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp trong tỉnh; Nghiên cứu các nguyên nhân gây sạt lở và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ khu vực hồ Bàu Trắng; Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm gìn giữ, tôn tạo và phát huy thắng cảnh Bàu Trắng góp phần phát triển bền vững; Xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả bảo quản lạnh cho sản phẩm trên tàu cá cỡ nhỏ và tàu cá đánh bắt xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế…
Ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở KH-CN cho biết: “Thông qua triển khai các đề tài khoa học, công nghệ, sưu tầm hỗ trợ đặc sản tỉnh nhà để đưa vào ứng dụng thực tế, kích thích phát triển tiềm năng, lợi thế địa phương. Các sản phẩm lợi thế ngày càng mang lại nhiều lợi ích hơn, đem lại giá trị cao hơn”.