TS. Lương Thanh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp hội phát biểu khai mạc nhấn mạnh, việc ứng dụng chế phẩm sinh không làm hại kết cấu, thoái hóa đất đai, góp phần tăng độ phì nhiêu đất, tăng năng suất, chất lượng nông sản, tạo ra nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao. Các loại chế phẩm này còn khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải nông, công nghiệp góp phần làm sạch môi trường sản xuất, chăn nuôi.
Tại hội thảo, các chuyên gia, đơn vị trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng đã giới thiệu một số chế phẩm sinh học, mô hình nông nghiệp ứng dụng chế phẩm này sản xuất, chăn nuôi; sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ sinh học thế hệ mới trong sản xuất nông nghiệp; cũng như các giải pháp sử dụng có hiệu quả chế phẩm sinh học thời gian tới. TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh trình bày tham luận, lưu ý với bà con nông dân rằng, Việt Nam đặt ra mục tiêu đưa nông nghiệp đi theo quỹ đạo xanh, phát thải thấp, góp phần cam kết trung hòa các -bon vào năm 2050. Bà con nông dân cần ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học vào sản xuất, chăn nuôi, từng bước ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, xuất khẩu nông sản, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Các ý kiến trao đổi của hộ gia đình sản xuất về hoạt động, tính năng, tác dụng của các loại chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa, chế phẩm (Trichoderma, E.M), chế phẩm Balasa làm đệm lót sinh học…đã được các nhà khoa học, đơn vị chức năng trả lời thỏa đáng.