Trong văn hóa truyền thống dân tộc Chăm, chữ viết, âm nhạc và những điệu múa đã tạo nên nét độc đáo, riêng biệt...

dsc08178.jpg

Ở bất kỳ lễ hội nào của cộng đồng người Chăm, không thể thiếu những bộ trang phục truyền thống, không thể thiếu tiếng trống Ghi năng, không thể thiếu âm thanh réo rắt của tiếng kèn Saranai… Đặc biệt, điều này thể hiện rõ hơn trong lễ hội Katê, ma chay, cưới hỏi hay những kỳ lễ cúng của người Chăm. Thường vào những dịp quan trọng, các vị chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức, bà con người Chăm và du khách mọi nơi sẽ hội tụ tham gia lễ hội.

dsc08441.jpg

Điển hình trong lễ hội Katê của đồng bào người Chăm năm 2024 diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư. Ở phần nghinh thỉnh kiệu nữ thần Pô Sah Inư về tháp chính, trong nghi thức rước Y trang, tất cả từ âm nhạc, điệu múa tổng hòa và thể hiện rõ sự tinh tế của văn hóa truyền thống của người Chăm.

img_4707.jpeg
Múa quạt - điệu múa truyền thống của dân tộc Chăm.

Lễ hội Katê được người Chăm tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 7 Chăm lịch nhằm tưởng nhớ đến các vị thần linh, ông bà, tổ tiên và trời đất đã phù hộ độ trì cho người Chăm.

img_4366.jpeg
dsc08428.jpg

Katê là một trong những lễ hội lớn được diễn ra tương ứng trong không gian rộng lớn từ đền tháp (Bimôn, Kalan) đến làng (Palei) và gia đình (Mưn - Gawôm), có ý nghĩa sâu sắc, tác động đến nhiều mặt về tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo và tình cảm của cả cộng đồng người Chăm.

dsc08523.jpg
Du khách thích thú thưởng thức âm nhạc dân tộc Chăm 

Múa dân gian Chăm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh và tinh thần. Người Chăm cần được múa hát như cần được thở, khi múa hát không chỉ bày tỏ sự vui mừng, dạt dào tình cảm, mà còn để tưởng nhớ các vị thần linh và ca ngợi các bậc tiền nhân. Mỗi điệu múa chứa đựng những nội dung khác nhau, tất cả đều phản ánh ước vọng của người Chăm trước thần linh, thân tộc, thiên nhiên và cộng đồng. Mong sao cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu, cuộc sống an lành để thờ phụng tổ tiên. Điều này dễ nhận thấy vì sao trong các kỳ lễ hội, múa Chăm luôn được thể hiện với màu sắc tươi tắn, ngập tràn sự phấn khởi.

img_4712.jpeg

Nhưng múa thôi chưa đủ, chưa thể hiện hết được những nét đặc biệt của văn hóa truyền thống dân tộc của đồng bào Chăm, mà ở đó còn có sự kết hợp mỹ mãn với âm nhạc.

img_5615.jpeg
Những nghệ nhân hòa âm trong giai điệu dân gian Chăm 

Âm nhạc góp phần tạo không khí vui tươi, sôi động và làm cho bước chân, điệu múa của các cô gái thêm thướt tha, uyển chuyển. Trống Ghi năng, trống Baranưng, kèn Saranai, mỗi nhạc cụ góp một giai điệu, tiết tấu khác nhau, lúc mạnh mẽ, lúc réo rắt thiết tha, lúc dịu dàng tình cảm. Trống Ghi năng được xem là nhạc cụ chính bởi âm điệu hùng hồn trầm bổng, có tính chất gọi mời, phù hợp trong không gian vui mừng lễ hội.

img_5613.jpeg
Trống Ghi năng 

Múa và nhạc luôn đồng điệu, những động tác múa quạt của các cô gái Chăm diễn tả những cánh chim công xòe ra, có khi là đôi cánh bay nhẹ nhàng. Chiếc quạt trên tay người thiếu nữ tượng trưng cho sự cao sang quý phái. Mỗi điệu múa là một ngôn ngữ, mang một ý nghĩa riêng, nhưng tất cả đều toát lên vẻ đẹp của nền văn hóa đậm dấu ấn Chăm.

dsc08500.jpg
Du khách thích thú khi thử chơi trống Ghi năng
dsc08520.jpg
Những bản phối kết hợp âm nhạc hiện đại và nhạc cụ dân tộc trình diễn cho du khách 

Các chàng trai đánh nhạc cụ, các cô gái Chăm nhảy múa theo nhịp điệu, bước đi khi lả lướt khoan thai, khi thúc giục quyến rũ, khi nồng nhiệt say mê... và tất cả cùng hòa quyện chung trong một không gian của văn hóa, nghệ thuật và những đam mê vô tận và sự trường tồn mãi mãi theo dòng chảy của thời gian. Chính vì vậy mà những kỳ lễ hội văn hóa của người Chăm luôn đón nhận sự thích thú, hào hứng và giữ chân du khách.

QUANG NHÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Công bố Quyết định thành lập Chi bộ cơ sở Công ty TNHH Hải Triều
BTO-Chiều ngày 30/10, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh (Đảng bộ Khối) tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Chi bộ cơ sở Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Triều. Như vậy, tính đến nay Đảng bộ Khối đã có 11 tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vũ điệu Chămpa