Cuộc họp tiếp tục là màn đổ lỗi cho nhau giữa Nga và Ukraine; trong khi Mỹ lên tiếng “chưa thể chắc chắn” về vụ việc. Quốc tế lo ngại về những thảm họa môi trường và hạt nhân sau khi đập thủy điện này vỡ.
Vụ việc con đập Kakhovka bị vỡ hôm qua, đe dọa khoảng 42.000 người dân sinh sống tại các vùng lãnh thổ do Nga và Ukraine kiểm soát dọc theo sông Dnipro. Tổng thống Nga Putin đã được báo cáo ngay lập tức về tình hình.
Còn Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Nga Dmitry Peskov cáo buộc Ukraine tấn công phá con đập một cách có chủ đích: “Chúng tôi có thể khẳng định một cách dứt khoát rằng, hành vi phá hoại có chủ ý đập Kakhovka là của phía Ukraine. Vụ phá hoại này có khả năng gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với hàng chục nghìn cư dân trong khu vực, cũng như các hậu quả về sinh thái và nhiều ảnh hưởng khác chưa được xác định. Bên cạnh đó, không còn nghi ngờ gì nữa, một trong những mục tiêu của hành động phá hoại này là lấy đi nguồn nước của bán đảo Crimea".
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lại cáo buộc Nga đã cho nổ tung con đập, gây ra “quả bom hủy diệt môi trường”.
Màn đổ lỗi cho nhau về vụ đánh bom con đập giữa Nga và Ukraine tiếp tục xảy ra tại cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc diễn ra ngay trong ngày hôm qua.
Tại cuộc họp, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã giải thích rõ hơn về ý đồ phá đập của Ukraine là nhằm ngăn bước tiến công của Nga và thu hút sự chú ý của dư luận khi Ukraine không thể tiến hành phản công như mục tiêu đề ra trước đó.
Đại sứ Nga cho biết, nước này đã từng cảnh báo về khả năng con đập này bị Ukraine tấn công tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 10/2022. Tuy nhiên, cảnh báo của Nga đã không được quan tâm đúng mức, cùng sự khuyến khích cổ vũ chống Nga của phương Tây dành cho Ukraine, đã dẫn đến thảm họa ngày nay.
Tại cuộc họp, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã giải thích rõ hơn về ý đồ phá đập của Ukraine là nhằm ngăn bước tiến công của Nga và thu hút sự chú ý của dư luận khi Ukraine không thể tiến hành phản công như mục tiêu đề ra trước đó.
Đại sứ Nga cho biết, nước này đã từng cảnh báo về khả năng con đập này bị Ukraine tấn công tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 10/2022. Tuy nhiên, cảnh báo của Nga đã không được quan tâm đúng mức, cùng sự khuyến khích cổ vũ chống Nga của phương Tây dành cho Ukraine, đã dẫn đến thảm họa ngày nay.
Tại cuộc họp, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã giải thích rõ hơn về ý đồ phá đập của Ukraine là nhằm ngăn bước tiến công của Nga và thu hút sự chú ý của dư luận khi Ukraine không thể tiến hành phản công như mục tiêu đề ra trước đó.
Đại sứ Nga cho biết, nước này đã từng cảnh báo về khả năng con đập này bị Ukraine tấn công tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 10/2022. Tuy nhiên, cảnh báo của Nga đã không được quan tâm đúng mức, cùng sự khuyến khích cổ vũ chống Nga của phương Tây dành cho Ukraine, đã dẫn đến thảm họa ngày nay.
Tại cuộc họp, Phó Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Robert Wood thừa nhận nước này chưa thể chắc chắn rằng ai mới là bên thực hiện vụ tấn công: “Chúng tôi không chắc chắn điều gì. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm thông tin trong những ngày tới. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao Ukraine lại làm điều này với lãnh thổ và người dân của chính họ. Lũ lụt buộc hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa của họ? Điều đó thật vô nghĩa".
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO Jens Stoltenberg cũng chỉ gọi việc phá hủy con đập là hành động thái quá, minh chứng cho sự khốc liệt của cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Đây cũng là nhận định của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres: “Tất cả chúng ta đã thấy những hình ảnh bi thảm về thảm họa nhân đạo, kinh tế và môi trường sinh thái hiện nay ở vùng Kherson của Ukraine. Liên Hợp Quốc không có quyền truy cập vào thông tin độc lập về hoàn cảnh dẫn đến sự phá hủy nhà máy thủy điện Kakhovka. Nhưng có một điều rõ ràng: đây là một hậu quả tàn khốc khác của cuộc xung đột”.
Trung Quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế cũng tỏ rõ sự quan ngại về những hậu quả của vụ vỡ đập Kakhovka có thể ảnh hưởng tới khu vực nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia – đang do Nga kiểm soát. Tuy nhiên, hiện IAEA xác nhận, chưa có rủi ro hạt nhân tức thời nào cho tới thời điểm hiện tại.
Trong khi Đại diện Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cảnh báo, một khi thảm họa hạt nhân xảy ra, sẽkhông bên nào được hưởng lợi. Trung Quốc kêu gọi Nga – Ukraine kiềm chế, tránh leo thang đối đầu và các bên liên quan khác tránh đổ thêm dầu vào lửa.